Thế nào là thông khí phổi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thông khí phổi là phương pháp khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi và tăng cường cử động hô hấp của lồng ngực được sử dụng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính để điều trị và giải thoát nhanh chóng các cơn tắc nghẽn.

Ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính thường có tình trạng tắc nghẽn các đường dẫn khí do có nhiều đàm nhớt bám lên thành phế quản hay viêm nhiễm phù nề làm hẹp lòng phế quản. Một số trường hợp các phế nang bị hư hỏng, mất tính co giãn. Hậu quả là không khí thường bị nhốt lại trong phổi kém lưu thông và dẫn đến thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể.

1. Khi nào cần thông khí phổi?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường phải đối mặc với hội chứng tăng thông khí phổi kéo dài có thể từ 20-30 phút với các triệu chứng sau:

  • Thở nhanh, thở sâu lần đầu tiên
  • Tăng thông khí trở nên tệ hơn, thậm chí sau khi cố gắng sử dụng các lựa chọn chăm sóc tại nhà
  • Đau
  • Sốt
  • Chảy máu
  • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng
  • Thường xuyên thở dài hoặc ngáp
  • Tim đập thình thịch, nhịp tim nhanh
  • Vấn đề với sự cân bằng, minh mẫn hay chóng mặt
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng
  • Ngực tức nghẹn, căng tức, nhạy cảm hoặc đau

Khi đó phương pháp thông khí phổi sẽ có hiệu quả cho người bệnh để ổn định tình hình. Có hai kỹ thuật thông khí cơ bản gồm thở chúm môi và thở cơ hoành.

đau tức ngực giữa
Khi có triệu chứng tức ngực người bệnh có thể phải thông khí phổi

2. Thở chúm môi

Thở chúm môi là phương pháp thở hiệu quả giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn nhờ vậy người bệnh giảm bớt khó thở, dễ tập luyện.

Với tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng vai cổ, hít vào chậm qua mũi, môi chúm lại như huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Người bệnh nên duy trì thở như vậy cho đến khi hết khó thở. Với cách thông khí phổi này, người bệnh nên tập lặp lại nhiều lần, cố gắng trở thành thói quen và áp dụng cách thở này khi thấy khó thở, leo cầu thang tắm rửa, tập thể dục.

3. Thở cơ hoành

Đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do tình trạng ứ khí tại phổi làm hạn chế hoạt động của cơ hoành. Vì cơ hoành là cơ hô hấp chính, nếu cơ hoành hoạt động kém sẽ làm thông khí ở phổi kém và các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động. Bởi vậy thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hô hấp và tiết kiệm năng lượng.

  • Kỹ thuật thở cơ hoành

Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.

Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.

Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển.

Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.

Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen. Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.

4. Một số phương pháp thông khí phổi khác

Ngoài ra, một số phương pháp thông khí phổi hiệu quả người bệnh có thể sử dụng tùy vào tình trạng bệnh của mình như châm cứu, giảm căng thẳng, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

  • Nếu mắc hội chứng tăng thông khí do quá lo lắng, căng thẳng thì người bệnh cần điều chỉnh tâm lý hạn chế stress, kết hợp các phương pháp thở nói trên để thông khí phổi hiệu quả.
  • Châm cứu cũng là một cách thông khí phổi mà người bệnh được châm các kim mỏng vào các khu vực của cơ thể để thúc đẩy điều trị. Việc châm cứu có thể mang lại hiệu quả giảm bớt lo lắng, hạn chế mức độ nghiêm trọng của thở nhanh, thở gấp, lấy lại nhịp thở bình thường trở lại.
  • Hay các loại thuốc điều trị thở nhanh như Alprazolam, Doxepin, Paroxetine... dưới dự chỉ định và kê toa của bác sĩ cũng giúp người bệnh giải quyết thông khí phổi hiệu quả.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan