Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Lợi ích và rủi ro

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) thường được sử dụng để làm chậm quá trình mãn kinh của người phụ nữ. Bên cạnh những lợi ích đạt được làm giảm các triệu chứng mãn kinh thì liệu pháp này cũng chứa đựng nhiều mối nguy cơ đối với sức khỏe.

1. Lợi ích của liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có tác dụng:

  • Giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Giảm ngứa và khô âm đạo
  • Giảm đau khi quan hệ tình dục

Thuốc hormon thay thế còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn đối với cơ thể người phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Các nghiên cứu cho thấy hormon thay thế sau mãn kinh có tác dụng:

  • Giúp ngăn ngừa gãy xương do loãng xương
  • Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở một số phụ nữ
  • Làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

2. Rủi ro của liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Theo một số nghiên cứu, liệu pháp thay thế hormone có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư vú và đột quỵ ở những phụ nữ mãn kinh đang sử dụng kết hợp estrogen và progestin (một dạng progesterone). Tuy nhiên, đối tượng phần lớn đã ngoài 60 tuổi có thể làm giảm tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu.

Lợi ích có thể nhiều hơn rủi ro nhưng liệu pháp thay thế hormone vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý:

ung thư vú
Rủi ro của liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể gây ung thư vú

3. Liệu pháp thay thế hormone sinh học

Liệu pháp thay thế hormone sinh học đã được chứng minh là an toàn hơn và các tác dụng tốt hơn so với liệu pháp thay thế hormone truyền thống.

Liệu pháp sử dụng estrogen và progesterone được sản xuất tự nhiên, có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Về mặt hóa học, các hormone có cấu trúc giống với nội tiết tố trong cơ thể.

4. Giảm rủi ro của liệu pháp thay thế hormone bằng cách nào?

Các biện pháp sử dụng dưới đây có thể làm giảm rủi ro gặp phải khi thực hiện liệu pháp thay thế hormone (HRI):

  • Bắt đầu áp dụng liệu pháp HRI trong vòng 10 năm mãn kinh hoặc trước 60 tuổi
  • Dùng liều thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất
  • Uống progesterone hoặc progestin nếu bạn vẫn còn tử cung
  • Hỏi về các hình thức sử dụng HRT ngoài thuốc như miếng dán, gel, xịt, kem âm đạo, thuốc đặt âm đạo hoặc vòng âm đạo
  • Chụp xquang tuyến vúkhám phụ khoa thường xuyên

5. Đối tượng không nên sử dụng liệu pháp thay thế hormone

Đối tượng không nên sử dụng liệu pháp hormone là những phụ nữ đã từng mắc các bệnh:

Bệnh viêm gan B
Phụ nữ mắc bệnh lý gan không nên sử dụng liệu pháp thay thế hormone

Ngoài ra, phụ nữ nghi ngờ mang thai hoặc mang thai cũng là đối tượng không nên sử dụng liệu pháp HRT.

6. Hỏi gì về liệu pháp hormone khi gặp bác sĩ?

Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn nên chuẩn bị trước danh sách câu hỏi để hiểu rõ hơn về liệu pháp hormone và những lợi ích, rủi ro của trước khi đưa ra quyết định:

  • Dựa trên các tiền sử bệnh (nếu những bệnh đã từng và đang mắc phải), có lý do nào cần lưu ý nếu tôi muốn sử dụng liệu pháp hormone?
  • Liệu pháp hormone có thực sự làm giảm các triệu chứng bốc hỏa, khó ngủ và khô âm đạo?
  • Tôi có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác (kem dưỡng ẩm âm đạo, gel, thuốc xịt, bôi da, ...)?
  • Có tác dụng phụ nào xảy ra trong quá trình sử dụng HRT (nói về các triệu chứng xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai)?
  • Tiền sử gia đình (ví dụ như mẹ mắc bệnh ung thư vú, ...) có ảnh hưởng gì nếu tôi sử dụng liệu pháp HRT?
  • Loại điều trị HRT nào phù hợp nhất với tôi?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan