Sữa mẹ và những thay đổi trong thành phần sữa mẹ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau khi sinh, sữa mẹ đều có những sự thay đổi về thành phần, dinh dưỡng và màu sắc.

1. Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ gồm có:

  • Sữa non: là sữa mẹ được sản xuất trong thời kỳ có thai và bắt đầu bài tiết trong khoảng 2-3 ngày sau đẻ.
  • Xuống sữa: được tiết ra sau sinh vài ngày. Số lượng sữa tiết ra nhiều và mẹ cảm thấy bầu vú căng tức và nặng.
  • Sữa đầu: là sữa mẹ tiết ra khi bắt đầu cho con bú. Sữa đầu có màu hơi sánh, cung cấp nhiều protein, đường lactose và các chất dinh dưỡng khác. Trẻ luôn được bú nhiều sữa đầu và đã nhận được đủ lượng nước do đó không cần uống thêm nước khi trẻ 4-6 tháng tuổi.
  • Sữa cuối: là sữa được tiết ra đoạn cuối của bữa bú. Sữa cuối trong hơn sữa đầu vì có chứa nhiều chất mỡ. Chất mỡ trong sữa cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ. Do đó, các bà mẹ nên cho trẻ bú hết sữa trước khi ngừng cho bú hay chuyển sang vú khác.
Sữa non có tác dụng gì đặc biệt?
Sữa non xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày sau đẻ.

2. Sự thay đổi trong thành phần sữa mẹ

2.1 Sữa mẹ thay đổi theo giai đoạn phát triển của trẻ

Sữa mẹ luôn luôn thay đổi trong từng giai đoạn sau sinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Các giai đoạn thay đổi bao gồm:

  • Sau sinh 2-3 ngày: sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh được gọi là sữa non. Sữa non đặc quánh có màu vàng đậm và nhạt, loãng dần ở những ngày sau đó. Sữa non chứa ít chất béo, lactose và vitamin tan trong nước, tuy nhiên rất giàu protein và vitamin tan trong chất béo, đặc biệt là các tế bào miễn dịch. Do đó, trẻ bú sữa non của mẹ sẽ làm tăng sức đề kháng chống lại được bệnh tật.
  • Sau 5 ngày: sữa mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn sữa trưởng thành hay còn gọi là xuống sữa. Lúc đầu, lượng sữa trưởng thành rất nhiều do tuyến sữa chưa nhận được nhu cầu của em bé. Bà mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy căng bầu ngực và ướt áo do sữa rỉ ra.
  • 6 tuần sau sinh: sữa mẹ mới trở thành sữa trưởng thành thật sự. Sữa trưởng thành có màu trắng đục, loãng hơn so với sữa non, tuy nhiên vẫn có độ sánh nhất định. Thành phần trong sữa trưởng thành có chứa nhiều protein, chất béo, chất kích thích miễn dịch, carbohydrate, vitamin và chất khoáng, men và hormone đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa đủ cho trẻ.
  • Tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 sau sinh: vẫn là sữa trưởng thành với thành phần không thay đổi nhiều so với trước. Tuy nhiên, khi con càng lớn thì hàm lượng chất béo có trong sữa mẹ càng giảm.
  • Tháng thứ 6 đến tháng thứ 10 sau sinh: sữa mẹ lúc này vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho em bé. Tuy nhiên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, nếu chỉ cho con bú hoàn toàn như 6 tháng trước đó thì trẻ sẽ phát triển chậm.
  • Tháng thứ 11 đến tháng thứ 18 sau sinh: giai đoạn này sữa mẹ vẫn chưa những thành phần dinh dưỡng cần thiết nhu chất béo, vitamin, protein. Tuy nhiên, ngoài việc cho trẻ bú mẹ, cần cho trẻ ăn dặm xen kẽ và không nên cắt bỏ hoàn toàn sữa mẹ ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
  • Sau 2 năm: sữa mẹ lúc nào cũng có những dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, việc cai sữa mẹ cho trẻ lúc này là hoàn toàn phù hợp để thuận tiện cho công việc của mẹ.
Mổ u nang khi đang cho con bú có ảnh hưởng đến việc tiết sữa mẹ?
Sữa mẹ thay đổi theo giai đoạn phát triển của trẻ

2.2 Thay đổi trong từng lần bú

Trong mỗi lần trẻ bú, sữa mẹ cũng thay đổi. Dòng sữa tiết ra đầu tiên là nước sữa chứa nhiều protein và đường lactose giúp làm dịu cơn khát của trẻ. Trong cữ bú, chất béo và năng lượng tăng dần và đạt mức cao nhất ở cuối cữ bú. Lúc này sữa trong hơn so với sữa đầu vì chứa nhiều chất béo giúp cho bé thỏa mãn cơn đói.

Mẹ không có sữa, nuôi con thế nào?
Sữa mẹ có sự thay đổi trong từng lần bú

2.3 Thay đổi theo thời tiết

Sữa mẹ thay đổi để thích nghi với khí hậu. Trong thời tiết nóng, nước sữa sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để giúp bé có đủ nước. Ngoài ra, nếu mẹ đẻ bé trai thì năng lượng sẽ lớn hơn 25% so với bé gái.

Tóm lại, sữa mẹ luôn là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ khi sinh con cho đến 24 tháng tuổi, sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ qua từng giai đoạn phát triển. Việc hiểu đúng sự thay đổi của sữa mẹ sẽ giúp cho các bà mẹ điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con và sử dụng nguồn dinh dưỡng này một cách hợp lý để trẻ luôn khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

49.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan