Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Tuyết - Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các thai phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ nên ăn kiêng gì? là câu hỏi được đặt và được nhiều thai phụ quan tâm.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trong thời gian mang thai, lượng đường trong máu của thai phụ thường tăng cao dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tình trạng này thường xảy ra vào tuần 24-28 của thai kỳ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ bà bé. Tuy tiểu đường thai kỳ sẽ thuyên giảm sau khi sinh nhưng nếu thai phụ không quản lý được lượng đường huyết thích hợp trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Nếu cần thiết thai phụ có thể dùng insulin để điều trị bệnh.

2. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm:

  • Thai nhi quá lớn: lượng đường huyết trong người mẹ quá cao khiến thai nhi phát triển quá lớn dẫn đến các vấn đề như: vai của thai nhi quá lớn sẽ bị kẹt khi sinh thường, sản phụ có thể bị băng huyết sau sinh.
Băng huyết sau sinh
Tiểu đường thai kỳ có thể khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh

  • Sinh mổ: Thai phụ bị tiểu đường thường có nguy cơ sinh mổ cao hơn vì vậy việc hồi phục sức khỏe sau sinh cũng mất nhiều thời gian hơn.
  • Tăng huyết áp: Thai phụ tiểu đường thai kỳ thường bị tăng huyết áp dẫn đến nhiều biến chứng như tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Hạ đường huyết: Đường huyết của thai nhi không ổn định, có thể bị hạ thấp sau khi sinh.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ dễ bị tái phát trong các lần mang thai tiếp theo, ngoài ra họ cũng dễ bị béo phì sau sinh nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • Sảy thai và thai lưu: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sảy thai tự nhiên.

3. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mà không cần dùng đến thuốc.

“Tiểu đường thai kỳ nên ăn kiêng gì?” là câu hỏi hàng đầu khi các thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Nhìn chung, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn những thực phẩm sau:

Tiểu đường thai kỳ
Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học cho thai phụ bị tiểu đường

3.1 Nên kiểm soát lượng tinh bột hằng ngày

Ăn nhiều tinh bột khiến lượng đường trong máu tăng cao vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần lựa chọn nguồn cung cấp tinh bột phù hợp để đảm bảo nhu cầu năng lượng của cơ thể cũng như hạn chế nguy cơ tăng đường huyết.

Hạn chế ăn bánh mì trắng, gạo trắng, các loại thực phẩm làm từ bột mì tinh chế, khoai tây...

3.2 Hạn chế thực phẩm có đường

Đường là thực phẩm có tác dụng tức thời đối với cơ thể, giải phóng nhiều insulin gây tăng đường huyết. Vì vậy, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế tối đa nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Một số thực phẩm nhiều đường như: bánh quy, bánh pudding, kẹo, bánh ngọt, nước ép trái cây thêm đường, sinh tố đóng chai, trái cây sấy khô...

3.3 Không nên uống nhiều nước dừa, nước mía

Nhiều thai phụ lạm dụng uống quá nhiều nước dừa, nước mía với mục đích nước ối trong tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

nước dừa
Thai phụ không nên uống nhiều nước dừa trong thai kỳ

3.4 Tránh các loại đường và carbohydrate tiềm ẩn

Lượng carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, vì vậy thai phụ nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa quá nhiều carbohydrate như: các loại thức ăn nhanh, rượu, các loại sốt cà chua, kem, khoai tây chiên, sốt bbq, yến mạch, nước ép trái cây nên uống lượng vừa phải.

3.5 Tránh chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu dừa... nếu sử dụng quá nhiều cũng có hại cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Trong trứng và sữa cũng có chất béo bão hòa, vì vậy mẹ bầu cần sử dụng các thực phẩm này hợp lý, tránh ăn quá nhiều

Ngoài ra, nên hạn chế ăn mặn và lượng natri nên đưa vào cơ thể nhỏ hơn 6g mỗi ngày. Hạn chế đồ uống có ga, chè, cà phê...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan