Tìm hiểu chứng tiểu đau, tiểu khó ở phụ nữ

Khó tiểu là triệu chứng đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Nó phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, nó phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi hơn những người đàn ông trẻ tuổi.

1. Nguyên nhân gây tiểu khó, tiểu đau

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị tiểu đau, tiểu khó:

1.1. Nhiễm trùng

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những nguyên nhân gây tiểu khó, tiểu đau ở phụ nữ. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, bao gồm:
  • Thận
  • Niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)
  • Bàng quang
  • Niệu đạo (ống từ bàng quang mang nước tiểu ra khỏi cơ thể)

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo. Vi khuẩn tích tụ ở niệu đạo khi các chất thải không được loại bỏ hoặc bàng quang không được làm sạch gây nên tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng sưng và kích thích do nhiễm trùng gây ra khiến phụ nữ bị tiểu đau, tiểu khó, tiểu buốt và kèm theo cảm giác khó chịu.

Một số yếu tố có thể làm tăng làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm:

  • Thường xảy ra ở phụ nữ do ống niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn của nam giới
  • Bệnh tiểu đường: đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu ở thận khiến chức năng của thận bị suy giảm, thậm chí có thể gây suy thận
  • Tuổi tác: bí tiểu thường gặp ở những người lớn tuổi
  • Bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt bao gồm viêm tuyến tiền liệtphì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra một số triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhắt... ở nam giới
  • Sỏi thận: những bệnh nhân bị sỏi thận thường đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi một lượng nhỏ. Nếu sỏi thận to gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến tiểu khó, buốt
  • Phụ nữ mang thai: do áp lực tác động vào tử cung tăng lên, chèn ép vào đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển
  • Viêm bàng quang: vi khuẩn xâm nhập vào khiến niệu đạo bị viêm nhiễm có thể lan đến bàng quang khiến bạn cảm thấy đau khi đi tiểu và vùng bụng dưới bị căng tức.

Bên cạnh việc gây tiểu đau, tiểu khó, các triệu chứng khác do UTI gây ra, bao gồm:

  • Sốt
  • Nước tiểu có mùi hôi và khó chịu
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Tăng tần số tiết niệu hoặc đi tiểu nhiều
  • Đau sườn

Đôi khi đi tiểu đau có thể liên quan đến nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men. Với nhiễm trùng âm đạo, bạn cũng có nguy cơ tăng dịch tiết âm đạo và kèm mùi hôi.

  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu đau, tiểu khó, tiểu buốt ở phụ nữ. Bao gồm các tình trạng sau:
  • Mụn rộp sinh dục
  • Bệnh Chlamydia
  • Bệnh da liễu

Không những khiến người bệnh tiểu đau, buốt, những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục này cũng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Ngứa
  • Mụn nước hoặc vết loét do mụn rộp sinh dục
  • Đi tiểu thất thường
Tiêu đau
Đôi khi đi tiểu đau có thể liên quan đến nhiễm trùng âm đạo

1.2. Viêm và kích thích

Một loạt các vấn đề khác có thể dẫn đến tình trạng viêm hoặc kích thích đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục, dẫn đến các triệu chứng đau khi đi tiểu. Bên cạnh nguyên nhân do nhiễm trùng, một số yếu tố khác có nguy cơ khiến bạn đi tiểu đau, tiểu khó, bao gồm:

  • Sỏi trong đường tiết niệu
  • Kích thích niệu đạo do hoạt động tình dục
  • Viêm bàng quang kẽ, một tình trạng gây ra bởi viêm bàng quang
  • Thay đổi âm đạo liên quan đến thời kỳ mãn kinh
  • Các hoạt động như cưỡi ngựa hoặc đi xe đạp
  • Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm liên quan đến việc sử dụng xà phòng thơm, giấy vệ sinh hoặc các sản phẩm khác như thụt rửa hoặc chất bôi trơn...
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất bổ sung và phương pháp điều trị
  • Khối u trong đường tiết niệu
  • Một số loại thuốc như thuốc được dùng trong hóa trị có thể gây viêm bàng quang

Sau khi khám và kiểm tra tổng quát, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó tiểu của bạn để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Để giúp xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi sau:

  • Tiểu đau, tiểu khó bắt đầu đột ngột hay từ từ
  • Xảy ra một lần hoặc nhiều lần
  • Bạn cảm thấy đau khi bắt đầu đi tiểu

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu chứng tiểu đau kèm theo một số triệu chứng dưới đây:

  • Sốt
  • Đi tiểu thất thường
  • Đau sườn
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi
  • Máu trong nước tiểu
  • Mủ trong nước tiểu

2. Tiểu khó, tiểu đau có gây nguy hiểm không?

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, khi xuất hiện các chứng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó, bạn nên đi khám kịp thời. Bệnh nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

tiểu khó
Tiểu đau, tiểu khó bắt đầu đột ngột hay từ từ

  • Tiểu đau, tiểu khó và các triệu chứng khác kèm theo ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh, gây mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, uể oải...
  • Chức năng của bàng quang bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây suy thận
  • Nếu tuyến tiền liệt bị tổn thương trong thời gian dài không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, có thể gây suy giảm khả năng thụ thai, hiếm muộn
  • Sỏi thận, viêm bàng quang nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như tiểu đau, tiểu khó, kèm theo sự thay đổi màu sắc của nước tiểu....bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

86.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan