Trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt với thuốc ngừa thai nội tiết

Các biện pháp tránh thai nội tiết tố có tác dụng trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có lý do khiến bạn cần hạn chế hành kinh, hãy đến bệnh viện khám để được tư vấn lựa chọn biện pháp phù hợp.

1. Sự khác biệt giữa biện pháp tránh thai liên tục và kéo dài là gì?

Để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt, người ta sử dụng hai biện pháp ngừa thai nội tiết sau:

  • Biện pháp tránh thai liên tục: Là sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết không nghỉ trong một năm hoặc lâu hơn. Bạn không có kinh nguyệt vì sử dụng liên tục các biện pháp tránh thai có chứa hormone,
  • Biện pháp tránh thai kéo dài: Là sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết dài hơn 21 ngày, khác với thuốc tránh thai thông thường. Tuy nhiên, trong suốt cả năm, bạn định kỳ ngừng sử dụng, khi đó kinh nguyệt xảy ra.

2. Loại thuốc tránh thai nội tiết nào có thể được sử dụng để trì hoãn kinh nguyệt?

Tùy thuộc vào mục tiêu, sở thích và tình trạng sức khỏe mà lựa chọn các loại biện pháp tránh thai nội tiết khác nhau:

2.1. Thuốc tránh thai

Các thuốc tránh thai chứa estrogen-progestin có thể được sử dụng để trì hoãn kinh nguyệt kéo dài hoặc liên tục bằng cách bỏ qua giả dược và sử dụng các viên thuốc trong gói mới. Bên cạnh đó, hiện nay cũng đã có một số loại thuốc tránh thai được thiết kế đặc biệt để trì hoãn kinh nguyệt kéo dài:

  • Jolessa: Sử dụng Jolessa bằng cách uống thuốc có hormone liên tục trong 84 ngày hoặc 12 tuần, tiếp theo là một tuần uống thuốc giả dược. Như vậy, kinh nguyệt sẽ xảy ra vào tuần 13, khoảng 3 tháng/lần.
  • Amethia, Camrese và Simpesse: Uống thuốc có hormone trong 84 ngày hoặc 12 tuần, tiếp theo là một tuần uống thuốc có chứa hàm lượng estrogen rất thấp. Uống thuốc estrogen liều thấp thay vì thuốc giả dược giúp giảm chảy máu, đầy hơi và các tác dụng phụ khác.
  • Rivelsa: Uống thuốc có hormone trong 84 ngày, tương đương 12 tuần. Mỗi viên chứa một liều lượng progestin không đổi nhưng liều lượng estrogen tăng dần, bắt đầu với 20 microgam (mcg), tăng lên 25 mcg và lên 30 mcg vào ba thời điểm khác nhau trong thời gian sử dụng thuốc. Sau đó, uống thuốc chứa estrogen liều rất thấp trong 1 tuần tiếp theo. Kinh nguyệt sẽ xảy ra vào tuần 13, khoảng 3 tháng/lần. Sự tăng dần hàm lượng estrogen trong Rivelsa giúp làm giảm chảy máu đột ngột trong chu kỳ đầu tiên sử dụng thuốc so với các loại thuốc khác.
  • Amethyst: Thuốc chứa hàm lượng progesterone và estrogen liều thấp và được thiết kế để uống liên tục trong một năm. Không có thời gian nghỉ để sử dụng thuốc giả dược hoặc hormone liều thấp.
uong thuoc dung gio
Các thuốc tránh thai chứa estrogen-progestin có thể được sử dụng để trì hoãn kinh nguyệt

2.2. Vòng âm đạo (NuvaRing)

Giống như thuốc tránh thai kết hợp estrogen-progestin, bạn có thể trì hoãn hoặc ngừng chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng vòng tránh thai kéo dài hoặc liên tục:

  • Vòng tránh thai nội tiết (Mirena, Liletta, Kyleena, ...)

Vòng tránh thai nội tiết là hình thức tránh thai lâu dài. Sau khi được đặt vào tử cung, nó liên tục giải phóng một loại progestin vào cơ thể và giữ nguyên vị trí trong tối đa 5 năm. Vòng tránh thai nội tiết có nhiều liều lượng khác nhau. Theo thời gian sử dụng, tần suất và thời gian chảy máu kinh nguyệt sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, vòng tránh thai liều cao hơn (52mg levonorgestrel) có hiệu quả cao hơn trong việc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn. Cụ thể, sau khi đặt vòng tránh thai với liều 52mg levonorgestrel, 20% phụ nữ không còn xuất hiện kinh nguyệt. Con số này tăng lên 30 - 50% sau 2 năm.

  • Tiêm DMPA (Depo-Provera)

Tiêm depot medroxyprogesterone acetate (DMPA) - một loại progestin với chu kỳ 90 ngày/lần giúp tránh thai lâu dài và làm giảm tần suất hoặc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn. Sau một năm tiêm DMPA, 50 - 75% phụ nữ không còn kinh nguyệt. Sử dụng DMPA càng lâu thì khả năng ngừng kinh nguyệt càng cao.

3. Lợi ích của trì hoãn kinh nguyệt là gì?

Trì hoãn kinh nguyệt có tác dụng kiểm soát các triệu chứng khó chịu gây ra bởi kinh nguyệt. Nó đáng xem xét để sử dụng nếu bạn:

  • Gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng băng vệ sinh (gây cảm giác khó chịu, bị lệch gây tràn máu ra ngoài, ...)
  • Gặp các vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn khi có kinh nguyệt như lạc nội mạc tử cung hoặc thiếu máu
  • Căng tức vú, đầy hơi hoặc thay đổi tâm trạng trong 7 - 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt
  • Xuất hiện nhức đầu hoặc các triệu chứng kinh nguyệt khác trong tuần uống thuốc giả dược
  • Kinh nguyệt nhiều, kéo dài và thường xuyên gây ra cảm giác đau đớn

Hoặc đơn giản bạn cảm thấy bất tiện khi có kinh nguyệt. Lý do cá nhân như muốn trì hoãn kinh nguyệt đến sau kỳ thi quan trọng, một sự kiện thể thao, kỳ nghỉ hoặc dịp đặc biệt như đám cưới, tuần trăng mật.

Không đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt
Trì hoãn kinh nguyệt có tác dụng kiểm soát các triệu chứng khó chịu gây ra bởi kinh nguyệt.

4. Trì hoãn kinh nguyệt có an toàn với tất cả phụ nữ không?

Sau khi khám bệnh, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và được kết luận là có thể sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố thì trì hoãn kinh nguyệt an toàn với bạn. Tuy nhiên, trì hoãn kinh nguyệt còn gây nhiều tranh cãi. Ngay cả những bác sĩ ủng hộ lựa chọn này cũng không đề cập đến nó trừ khi bạn là người đề nghị. Nếu bạn muốn, hãy thảo luận với bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp.

5. Trì hoãn kinh nguyệt có những hạn chế gì?

Kinh nguyệt đột ngột có thể xảy ra trong vài tháng đầu tiên sử dụng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm theo thời gian, khi cơ thể thích nghi với biện pháp tránh thai được sử dụng.

Việc có thai có thể khó nhận biết khi trì hoãn kinh nguyệt thường xuyên. Nếu có biểu hiện ốm nghén, căng tức ngực hoặc mệt mỏi bất thường, bạn nên thử thai tại nhà hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

6. Làm gì khi có kinh nguyệt đột ngột?

Kinh nguyệt xuất hiện đột ngột thường giảm dần theo thời gian. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần thực hiện một số điều sau:

  • Giữ đúng lịch trình: Bỏ lỡ một viên thuốc, quên thay vòng âm đạo hoặc đặt lịch tiêm DMPA muộn khiến khả năng chảy máu đột ngột cao hơn.
  • Theo dõi chảy máu đột ngột trong lịch hoặc nhật ký: Thông thường, theo dõi cẩn thận giúp bạn đánh giá được tình trạng chảy máu đột ngột.
  • Quay trở lại việc thực hiện biện pháp tránh thai thông thường: Bạn có thể sẽ ít ra máu đột ngột hơn nếu không cố gắng trì hoãn kinh nguyệt bằng cách bỏ qua những tuần uống thuốc giả dược.
  • Từ bỏ thuốc lá: Phụ nữ hút thuốc có nhiều khả năng bị chảy máu đột ngột hơn phụ nữ không hút thuốc.

Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai estrogen-progestin hoặc đặt vòng âm đạo, thỉnh thoảng uống thuốc vào những ngày dùng giả dược có thể giúp kiểm soát tình trạng chảy máu bất ngờ. Miễn là bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết trong ít nhất 21 đến 30 ngày, bạn có thể ngừng uống thuốc hoặc tháo vòng bất cứ khi nào khi có chảy máu đột ngột. Sau 3 hoặc 4 ngày không có hormone, hãy bắt đầu sử dụng lại thuốc hoặc lắp lại vòng. Theo thời gian, các đợt chảy máu đột ngột sẽ mất đi và cuối cùng dừng lại.

Chảy máu kinh không phải là dấu hiệu cho thấy biện pháp tránh thai không đạt hiệu quả. Hãy nhớ tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai ngay cả khi bạn bị ra máu để giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Nếu máu chảy nhiều hoặc kéo dài hơn 7 ngày liên tiếp, hãy liên hệ với bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan