Sinh thiết trong chẩn đoán bệnh mày đay cấp tính

Mày đay là một loại bệnh phát ban thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có các biểu hiện là các sẩn nốt, mảng hồng ban hoặc màu trắng, vùng phù nề, giới hạn rõ với nhiều kích thước hình dạng thay đổi thường là tròn, bầu dục họp lại thành hình đa cung. Bệnh mày đay dễ phát hiện thông qua các biểu hiện lâm sàng cũng như các xét nghiệm, sinh thiết da, test da...

1. Phân loại bệnh mày đay

Mày đay cấp tính thường có thời gian phát bệnh ít hơn 6 tuần do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Thuốc: Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây dị ứng mày đay, phù mạch như kháng sinh penicillin, các thuốc giảm viêm chống đau – NSAIDs (ibuprofen, aspirin...), thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển (ACE inhibitors) có thể gây phù mạch mà không có mày đay.

Thức ăn: Một số thực phẩm là nguyên nhân phổ biến gây biểu hiện mày đay, phù mạch như quả hạch, đậu, sữa, trứng, cá, gà, pho mai,... Các thực phẩm gây dị ứng qua trung gian IgE như lạc, hạt điều, trứng, cá, các loại nhuyễn thể...

Một số thực phẩm là nguyên nhân gây mày đay
Một số thực phẩm là nguyên nhân gây mày đay

Các dị nguyên đường hô hấp bao gồm: Bọ nhà, phấn hoa, lông chó, mèo ngoài gân dị ứng ở đường hô hấp còn có thể là nguyên nhân gây mày đay.

Nhiễm trùng: Nhiễm virus cấp tính gây mày đay, phù mạch đặc biệt ở trẻ em.

Cơ chế gây bệnh của mày đay cấp tính được cho là phản ứng dị ứng trung gian IgE (type 1) hoặc qua trung gian bổ thể (type 3), và phản ứng dị ứng thông qua trung gian miễn dịch.

Mày đay mãn tính kéo dài bệnh hơn 6 tuần, thường không có nguyên nhân. Một số ít trường hợp bệnh nhân mày đay mãn tính tìm được nguyên nhân gây bệnh. Cơ chế gây bệnh của mày đay mạn tính là tự kháng thể IgG hoặc tự kháng thể IgE gắn kết với thụ thể igE có ái tính cao trên bề mặt tế bào bón gây phóng thích histamine.

Mày đay vật lý có mày đay cơ học có biểu hiện chứng da vẽ nổi, mày đay muộn do áp lực, mày đay do rung. Bệnh mày đay có thể do thay đổi nhiệt độ, do ánh nắng mặt trời... khiến người bệnh có biểu hiện nổi mẩn, sần, phù da ngứa ngáy.

2. Chẩn đoán mày đay cấp tính

Người bệnh có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ mày đay sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, các phương pháp cận lâm sàng cần thiết và phù hợp với tình trạng để chẩn đoán, kết luận bệnh chính xác.

Các xét nghiệm thường quy được thực hiện đối với người bệnh như huyết đồ, đo tốc độ máu, tổng phân tích nước tiểu. Các phương pháp khác gồm test da, sinh thiết da khu vực nổi mày đay để xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây mày đay.

Để tiết kiệm thời gian chẩn đoán cũng như sử dụng đúng phương pháp chẩn đoán mày đay cấp tính, người bệnh và bác sĩ có thể từ các biểu hiện lâm sàng mà suy ra được nguyên nhân gây mày đay.

Theo đó, người bệnh có hiện tượng sẩn ngứa, ban mày đay sưng phù xuất hiện nhanh trong vòng 60 phút sau ăn uống, thay đổi chế độ ăn, hoặc ăn thức ăn chưa nấu chính có thể suy ra nguyên nhân do dị ứng thức ăn, chất phụ gia hoặc phẩm màu có trong thực phẩm.

Biểu hiện mày đay xuất hiện sau khi sử dụng thuốc mới, thực phẩm chức năng, có thể do nguyên nhân dị ứng thuốc, phụ gia hoăc thức ăn. Hoặc vừa chạy bộ, tiếp xúc ánh nắng, nhiệt lạnh, đè ép hoặc sóng rung có thể là nguyên nhân gây mày đay vật lý...

Triệu chứng rubella đặc trưng bởi nốt ban đỏ trên da
Biểu hiện mày đay xuất hiện sau khi sử dụng thuốc mới

3. Điều trị mày đay

Đối với mày đay cấp tính, cách điều trị tốt nhất là tránh các dị nguyên gây dị ứng như đã nói trên. Bên cạnh đó điều trị các triệu chứng, người bệnh nên tránh uống đồ uống chứa cồn, tránh sử dụng các thuốc thông thường hay gây nặng bệnh như aspirin và thuốc chống viên không steroid (NSAIDs). Bệnh có thể dùng thuốc kháng histamine do bác sĩ chỉ định, điều trị bằng menthol 1% có thể làm giảm ngứa hiệu quả.

Ngoài ra người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh tiếp xúc da với quần áo. Trong trường hợp bênh mày đay xuất hiện trong bệnh cảnh của sốc phản vệ thì adrenaline cần được điều trị ngay lập tức và bệnh nhân cần được cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Penzima
    Công dụng thuốc Penzima

    Thuốc Penzima có thành phần chính là Fexofenadin hydrochlorid 30mg, sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuốc Penzima qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Alorax
    Tác dụng của thuốc Alorax

    Thuốc Alorax có thành phần chính là Loratadin, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Pymepharco. Alorax được sử dụng như một loại thuốc chống dị ứng, chỉ định điều trị trong một số bệnh như viêm mũi hoặc ...

    Đọc thêm
  • Descallerg
    Công dụng thuốc Descallerg

    Descallerg là một trong những loại thuốc thuộc nhóm histamin chuyên điều trị các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi kéo dài, nổi mề đay và ngứa. Việc sử dụng thuốc cần tuân ...

    Đọc thêm
  • Levtrang
    Công dụng thuốc Levtrang

    Levtrang là một loại thuốc dị ứng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng liên quan tới viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng dai dẳng. Bên cạnh các công dụng hữu ích thì Levtrang ...

    Đọc thêm
  • Entefast 60mg
    Công dụng của thuốc Entefast 60mg

    Entefast 60mg là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn với thành phần Fexofenadin hydroclorid. Thuốc Entefast 60mg thường điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở cả người lớn ...

    Đọc thêm