Sơ cứu trong trường hợp nghẹt thở khẩn cấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ ở cổ họng hoặc khí quản, chặn luồng không khí. Ở người lớn, thủ phạm gây ra tình trạng nghẹt thở có thể là do một miếng thức ăn, ở trẻ em thường là do nuốt đồ vật nhỏ. Khi bị nghẹt thở sẽ cắt oxy đến não, vì vậy hãy sơ cứu cho người bị nạn càng nhanh càng tốt.

1. Dấu hiệu của nghẹt thở

Dấu hiệu phổ biến khi bị nghẹt thở là bàn tay nắm chặt vào cổ họng. Nếu người đó không có triệu chứng rõ rệt nào, hãy tìm những dấu hiệu có thể sau:

  • Không có khả năng nói chuyện
  • Khó thở hoặc thở ồn ào
  • Tiếng kêu khó chịu khi cố gắng thở
  • Ho, có thể yếu hoặc mạnh
  • Da, môi và móng chuyển sang màu xanh hoặc sẫm
  • Da bị đỏ ửng, sau đó chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc hơi xanh
  • Mất ý thức

2. Sơ cứu trong trường hợp nghẹt thở khẩn cấp

Nếu người đó có thể ho mạnh, người đó nên tiếp tục ho. Nếu người đó bị nghẹn và không thể nói, khóc hoặc cười mạnh mẽ, Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyến nghị cách tiếp cận "năm và năm" để cung cấp sơ cứu:

  • Vỗ lưng 5 lần: Đối với người lớn, đứng sang một bên và ngay phía sau. Đối với một đứa trẻ, quỳ xuống phía sau. Đặt một cánh tay ngang ngực của người đó để được hỗ trợ. Cúi người ở eo để phần thân trên song song với mặt đất. Đưa ra năm cú đánh ngược riêng biệt giữa hai bả vai của người đó bằng gót bàn tay của bạn.
  • Ép bụng 5 lần: Thực hiện năm động tác ép bụng (còn được gọi là cơ động Heimlich).
  • Thực hiện lặp lại các động tác trên: 5 lần vỗ lưng, 5 lần ép bụng cho đến khi tắc nghẽn được đánh bật.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ không dạy kỹ thuật vỗ lưng, chỉ có các thủ thuật ép bụng. Không được phép sử dụng kỹ thuật vỗ lưng nếu bạn chưa học kỹ thuật này. Cả hai cách tiếp cận đều được chấp nhận.

Hồi sức tim phổi tiêu chuẩn CPR
Hồi sức tim phổi tiêu chuẩn (CPR) sơ cứu trong trường hợp nghẹt thở khẩn cấp

Để thực hiện các động tác ép bụng (cơ động Heimlich) lên người khác:

  • Đứng sau người bị nạn, đặt một chân hơi trước chân kia để cân bằng. Vòng tay của bạn quanh thắt lưng. Đẩy nhẹ người về phía trước một chút. Nếu trẻ bị nghẹn, hãy quỳ xuống phía sau trẻ.
  • Nắm chặt một bàn tay và đặt nó ở vị trí hơi trên rốn của nạn nhân
  • Tay còn lại ôm chặt vào nắm tay đó. Ấn mạnh và nhanh vào bụng với một lực đẩy nhanh, hướng lên như thể cố gắng nâng người lên.
  • Thực hiện từ sáu đến 10 lần ép bụng cho đến khi tắc nghẽn.

Nếu vật tắc nghẽn vẫn không bị bong ra, bạn có thể lặp lại chu kỳ 5-5. Nếu bạn là người cứu hộ duy nhất, hãy thực hiện vỗ lưng và ép bụng trước khi gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương để được giúp đỡ. Nếu có người khác, hãy nhờ người đó gọi giúp đỡ trong khi bạn thực hiện sơ cứu.

Nếu người bệnh bất tỉnh, thực hiện hồi sức tim phổi tiêu chuẩn (CPR) với ép ngực.

Để thực hiện các động tác ép bụng (cơ động Heimlich) lên chính mình:

Đầu tiên, nếu bạn ở một mình và nghẹt thở, hãy gọi số khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức. Sau đó, mặc dù bạn sẽ không thể thực hiện vỗ lưng được cho chính mình một cách hiệu quả, bạn vẫn có thể thực hiện các động tác ép bụng để đánh bật vật gây nghẹt thở.

  • Đặt một nắm tay hơi trên rốn của bạn.
  • Nắm chặt nắm tay của bạn bằng tay kia và gập người trên một bề mặt cứng - một mặt bàn hoặc ghế.
  • Đẩy nắm đấm của bạn vào trong và hướng lên.
Động tác ép bụng (cơ động Heimlich)
Động tác ép bụng (cơ động Heimlich)

Để làm thông đường hô hấp của phụ nữ mang thai hoặc người béo phì:

  • Vị trí bàn tay của bạn đặt cao hơn một chút so với thao tác Heimlich bình thường - ở đáy xương ức, hoặc nơi gắn các xương sườn thấp nhất.
  • Tiến hành như với thao tác Heimlich, ấn mạnh vào ngực, với một lực đẩy nhanh.
  • Lặp lại cho đến khi thực phẩm hoặc dị vật gây tắc nghẽn bị đánh bật. Nếu người đó bất tỉnh, hãy làm theo các bước tiếp theo hồi sức tim phổi CPR.

Để làm thông đường thở của một người bất tỉnh:

  • Hạ người nằm ngửa xuống sàn, đặt hai tay sang một bên.
  • Thông đường hô hấp: Nếu tắc nghẽn có thể nhìn thấy dị vật ở phía sau cổ họng hoặc cao trong cổ họng, hãy đưa một ngón tay vào miệng và móc dị vật ra. Đừng thử ấn ngón tay vào nếu bạn không thể nhìn thấy vật thể. Cẩn thận không sẽ đẩy thức ăn hoặc đồ vật vào sâu đường hô hấp hơn, điều này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Bắt đầu CPR- hồi sức tim phổi nếu vật lạ vẫn tắc nghẽn và nạn nhân không phản ứng lại sau khi bạn thực hiện các biện pháp trên. Việc ép ngực được sử dụng trong CPR có thể đánh bật dị vật long ra. Nhớ kiểm tra lại miệng định kỳ.

Để làm thông đường thở cho trẻ sơ sinh bị nghẹn, trẻ hơn 1 tuổi:

  • Giữ trẻ sơ sinh nằm sấp mặt trên cẳng tay, đặt tay nằm trên đùi của bạn. Hỗ trợ nâng đỡ đầu và cổ của bé bằng bàn tay.
  • Vỗ 5 lần nhẹ nhàng năm lần vào giữa lưng trẻ bằng gót bàn tay còn lại. Sự kết hợp của trọng lực và việc vỗ lưng sẽ có thể làm cho dị vật văng ra. Giữ các ngón tay của bạn hướng lên trên để tránh đánh trẻ sơ sinh ở phía sau đầu.
  • Giữ trẻ nằm ngửa trên cẳng tay của bạn và đầu thấp hơn thân nếu như việc trên không hiệu quả. Sử dụng hai ngón tay đặt ở giữa xương ức của trẻ và ép lên ngực 5 lần.
  • Lặp lại việc vỗ lưng và ép ngực nếu hô hấp ở trẻ chưa phục hồi. Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh nếu một trong những kỹ thuật trên đã làm thông đường thở nhưng trẻ không thở được.

Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi và có ý thức, chỉ nên ép bụng. Cẩn thận không sử dụng quá nhiều lực để tránh làm hỏng xương sườn hoặc các cơ quan nội tạng của trẻ. Để chuẩn bị cho những tình huống này, hãy học cách thực hiện Heimlich và CPR trong một khóa đào tạo sơ cứu được chứng nhận.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan