Các tác dụng phụ của thuốc gây mê sau mổ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Quốc Tuấn - Bác Sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ Quốc Tuấn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê - hồi sức.

Thuốc gây mê có thể được sử dụng để phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp khác. Việc sử dụng thuốc gây mê hiện nay khá phổ biến và về cơ bản thì chúng an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, thuốc gây mê có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người bệnh ngay sau phẫu thuật hoặc thậm chí là một thời gian dài sau khi thực hiện phẫu thuật.

1. Thuốc gây mê là gì?

Thuốc gây mê là những hóa chất khi sử dụng với một liều lượng nhất định để đưa vào cơ thể sẽ khiến người bệnh mất ý thức tạm thời nhưng vẫn duy trì các chức năng khác như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết....

Mỗi một loại thuốc gây mê sẽ có liều lượng tối đa riêng. Cần phải sử dụng thuốc gây mê đúng cách và đúng liều lượng, nếu thuốc gây mê với liều lượng quá thấp sẽ không đủ để gây mê người bệnh, còn nếu dùng quá liều sẽ khiến người bệnh bị nhiễm độc.

Sau khi vào máu, thuốc gây mê sẽ có những tác dụng như an thần, suy giảm ý thức, mất phản xạ, giãn cơ vận động và mất cảm giác cơ thể.

Thuốc gây mê hiện nay được phân thành hai loại, dựa theo phương thức đưa thuốc gây mê vào cơ thể:

  • Thuốc gây mê đường hô hấp
  • Thuốc gây mê đường tĩnh mạch
Gây mê đường tĩnh mạch
Thuốc gây mê đường tĩnh mạch

2. Các tác dụng phụ của thuốc gây mê sau mổ

Sau phẫu thuật, thuốc gây mê có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt: đây là cảm giác đầu tiên mà bạn sẽ cảm nhận được do tác dụng phụ của thuốc gây mê, khi lần đầu tiên bạn đứng dậy. Để giảm tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước
  • Đau: đau do hết thuốc gây mê sau phẫu thuật
  • Ngứa: bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa nếu bạn được sử dụng thuốc giảm đau opioid trong quá trình phẫu thuật
  • Bệnh nhân bị đau cơ: đây có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc để thư giãn cơ bắp trong quá trình phẫu thuật
  • Tiểu khó: sau khi gây mê toàn thân, người bệnh có thể đi tiểu khó trong một thời gian ngắn
  • Nôn và buồn nôn: đây là tác dụng phụ thường xảy ra sau khi thực hiện kỹ thuật gây mê. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc chống nôn
  • Bệnh nhân bị khô miệng: bạn có thể cảm thấy khô miệng sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Bạn có thể uống chút nước để giải quyết tình trạng này
  • Bệnh nhân bị đau họng và khàn giọng: bạn có thể sẽ cảm thấy đau sau phẫu thuật do các ống đặt trong cổ họng giúp bạn dễ thở hơn trong quá trình thực hiện phẫu thuật
  • Bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh hoặc run rẩy: nhiệt độ cơ thể của người bệnh có thể giảm sau khi thực hiện gây mê
  • Bệnh nhân bị rối loạn, choáng váng, nhầm lẫn: do tác dụng phụ của thuốc gây mê, bạn có thể cảm thấy uể oải, choáng váng sau khi thức dậy. Cảm giác này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, đặc biệt ở những người lớn tuổi.
Buồn nôn
Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể bị nôn và buồn nôn

Bên cạnh các tác dụng phụ trên, thuốc gây mê còn gây ra một số tác dụng phụ dài hạn như:

  • Bệnh nhân bị mê sảng sau phẫu thuật: người bệnh có thể cảm thấy bối rối, không xác định được phương hướng, khó ghi nhớ sau khi phẫu thuật nếu mắc phải tình trạng này.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật: thuốc gây mê có thể góp phần vào việc khiến bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề liên quan đến trí nhớ hoặc bị suy giảm nhận thức sau phẫu thuật.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp do thuốc gây mê gây ra, chẳng hạn như:

  • Người bệnh tỉnh dậy trong khi đang gây mê toàn thân
  • Răng và răng giả của người bệnh bị tổn thương
  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc hen suyễn
  • Xuất hiện cơn động kinh
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp
  • Bệnh nhân bị sốt cao.
Bệnh nhân sốt cao
Tác dụng phụ hiếm gặp do thuốc gây mê có thể làm bệnh nhân sốt cao

3. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc gây mê

Nhằm tránh các tác dụng phụ do thuốc gây mê gây ra, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Người bệnh cần giảm cân trước khi phẫu thuật để chức năng tuần hoàn và hô hấp được cải thiện
  • Không hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật
  • Bạn nên báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng cũng như các loại thuốc bạn bị dị ứng hoặc gặp phản ứng phụ sau khi dùng thuốc
  • Tuyệt đối không uống rượu trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật tránh giảm tác dụng phụ của thuốc gây mê
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Bệnh nhân bị bệnh thận
  • Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
  • Bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu
Bệnh nhân huyết áp cao
Thuốc gây mê có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân huyết áp cao

Bên cạnh đó, nhằm giúp người bệnh an thần, tăng tính hiệu quả của thuốc gây mê, đồng thời tránh các tác dụng phụ của thuốc gây mê gây ra, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiền mê. Ngoài ra, để giúp quá trình khởi mê diễn ra nhanh chóng, bạn có thể được sử dụng thuốc gây mê cơ sở nhằm hỗ trợ quá trình phẫu thuật diễn ra hiệu quả.

Nhằm tránh và điều trị các tác dụng phụ do thuốc gây mê gây ra một cách tốt nhất, điều quan trọng nhất là bạn cần chia sẻ tất cả các thông tin về sức khỏe của bạn cho bác sĩ để bác sĩ có thể nắm được, đồng thời cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ đưa ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

89.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan