Chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau nhức dữ dội, cản trở hoạt động hàng ngày và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Thông thường, cơn đau kéo dài từ lưng dưới qua mông tới phía sau đùi và xuống một trong hai chân. Tùy thuộc vào nơi dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng, cơn đau có thể kéo dài đến bàn chân hoặc thậm chí cả ngón chân.

Đau dây thần kinh tọa gây ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường là đĩa đệm thoát vị hay gai cột sống... Một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm: hẹp cột sống thắt lưng; thoái hoá cột sống; thừa cân béo phì, không luyện tập thể dục, đi giày cao gót...

Đau dây thần kinh tọa có thể tự hết nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không mất đi thì hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra. Đau dây thần kinh tọa có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc hoặc phẫu thuật.

Đau thần kinh tọa là gì?
Đau dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh

2. Chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa

Đầu tiên bác sĩ có thể đặt câu hỏi cho người bệnh về các dấu hiệu đau lưng như: có bị tê hoặc yếu ở chân không? Đồng thời bác sĩ sẽ thử một số vị trí nhất định xem người bệnh có khó chịu hay không? Và bác sĩ sẽ hỏi về tất cả những phương pháp điều trị và thuốc sử dụng từ trước đến giờ.

Tiếp đến bác sĩ sẽ hỏi đến thói quen trong cuộc sống hàng ngày như: Có làm nhiều công việc liên quan đến thể chất, có ngồi trong thời gian dài hay có tập luyện thể dục... Bác sĩ tiếp tục cho người bệnh làm một bài test nhỏ để kiểm tra xem dây thần kinh nào gây ra những cơn đau. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số bài tập xem liệu có phải do chúng làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Ví dụ như ngồi xổm, đi bằng gót chân và ngón chân, nâng một chân khi nằm ngửa...

Đầu tiên bác sĩ có thể đặt câu hỏi cho người bệnh về các dấu hiệu đau lưng như: có bị tê hoặc yếu ở chân không? Đồng thời bác sĩ sẽ thử một số vị trí nhất định xem người bệnh có khó chịu hay không? Và bác sĩ sẽ hỏi về tất cả những phương pháp điều trị và thuốc sử dụng từ trước đến giờ.

Tiếp đến bác sĩ sẽ hỏi đến thói quen trong cuộc sống hàng ngày như: Có làm nhiều công việc liên quan đến thể chất, có ngồi trong thời gian dài hay có tập luyện thể dục... Bác sĩ tiếp tục cho người bệnh làm một bài test nhỏ để kiểm tra xem dây thần kinh nào gây ra những cơn đau. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số động tác xem liệu có phải do chúng làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Ví dụ như ngồi xổm, đi bằng gót chân và ngón chân, nâng một chân khi nằm ngửa...

Nếu cơn đau diễn ra nghiêm trọng bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:

  • Chụp X-quang: X-quang cột sống có thể thấy được gai xương, trượt đốt sống.
  • MRI: Cho hình ảnh chi tiết về các mô mềm như đĩa đệm, rễ thần kinh, dây chằng...
  • Chụp CT: Khi chụp CT sẽ quan sát được cột sống, gai xương, trong trường hợp chống chỉ định chụp MRI, có thể tiêm thuốc nhuộm tương phản vào ống sống trước khi chụp - quá trình này gọi là myelogram để đánh giá thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống thắt lưng...
  • Điện cơ (EMG). Thử nghiệm này đo các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và phản ứng của cơ bắp. Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ tổn thương các rể thần kinh thắt lưng,

Nếu bác sĩ chẩn đoán bị đau thần kinh tọa, bạn đừng nên quá lo lắng vì các triệu chứng đau này có thể hết trong vài tuần mà không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống viêm hoặc thuốc giãn cơ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc tiêm steroid để giúp giảm bớt những khó chịu do đau thần kinh tọa gây nên. Hơn thế nữa, châm cứu và điều trị nắn khớp bởi bác sĩ là phương pháp điều trị thay thế có nhiều lợi ích.

Chụp PET/CT
Chụp CT chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa

3. Điều trị đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa gây ra những cơn đau khó chịu và mỗi người sẽ phải trải qua cơn đau khác nhau. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đau thần kinh tọa.

3.1. Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa sẽ đỡ hơn trong vài tuần với các biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu cơn đau khá nhẹ và làm cho người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày thì trước tiên bác sĩ sẽ khuyên kết hợp một số giải pháp cơ bản như:

Vật lý trị liệu: Duy trì thói quen kéo dài và tập thể dục sẽ giúp cải thiện tư thế để giảm áp lực cho dây thần kinh tọa.

Kéo căng lưng dưới có thể giúp giảm đau dây thần kinh tọa.

Luyện tập thể dục: Viêm có thể được cải thiện khi người bệnh di chuyển. Do đó, đi bộ ngắn có thể giúp giảm cơn đau thần kinh tọa. Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể đảm bảo hướng dẫn đúng các tư thế luyện tập để giảm tổn thương của dây thần kinh.

Hạn chế nằm trên giường.

Sử dụng các miếng dán nóng và lạnh: Sử dụng các miếng dán này ở lưng dưới trong vài ngày có thể làm giảm cơn đau do đau thần kinh tọa gây nên.

Phương pháp điều trị thay thế: Nhiều người tin rằng các liệu pháp thay thế như yoga, xoa bóp, phản hồi sinh học và châm cứu có thể giúp chữa được bệnh đau thần kinh tọa

Thuốc giảm đau: Đầu tiên người bệnh luôn lựa chọn các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên, sử dụng không đúng liều lượng và kéo dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Vật lý trị liệu
Áp dụng vật lý trị liệu trong điều trị đau thần kinh tọa

3.2. Phẫu thuật

Khi điều trị bảo tồn (không mổ) thất bại thì phẫu thuật là biện pháp cuối cùng cho khoảng 5-10% số người bị đau thần kinh tọa. Nếu bị đau dây thần kinh tọa nhẹ hơn nhưng vẫn còn đau sau 3 tháng điều trị nội khoa, lúc này có thể cần sự tư vấn của bác sĩ về cuộc phẫu thuật.

Trong một số ít trường hợp, đau dây thần kinh toạ có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa-một tình trạng mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Hai lựa chọn phẫu thuật chính cho đau thần kinh tọa là cắt bỏ khối thoát vị và cắt bỏ cung sau (mở ống sống).

  • Phẫu thuật lấy đĩa đệm: Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ bất cứ thứ gì đang chèn ép vào dây thần kinh, cho dù đó là một đĩa đệm thoát vị, gai xương... Mục đích là để loại bỏ nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Khi thực hiện phẫu thuật bác sĩ có thể gây mê toàn thân để giúp quá trình phẫu thuật được thuận lợi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ cung sau (mở ống sống): Ống sống bị hẹp do dây chằng vàng các mấu khớp phì đại, tiến hành cắt bỏ bản sống (cung sau) và dây chằng vàng để mở rộng ống sống, giải phóng sự chèn ép các rể thần kinh ở thắt lưng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan