Cơ chế tăng - giảm tính thấm thành mạch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Khi xã hội ngày càng xuất hiện nhiều các căn bệnh lạ, gây hoang mang cho người dân. Thì việc có một ít kiến thức về bệnh cũng như cơ chế gây ra bệnh là một điều vô cùng cần thiết lúc này. Điều này giúp chúng ta hiểu, phòng tránh được các tác nhân gây bệnh. Bảo vệ được cho bản thân, gia đình và xã hội. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tính thấm thành mạch, cơ chế là tăng tính thấm thành mạch là gì, biết được điều này chúng ta sẽ hiểu và giải thích được một số hiện tượng như sưng, phù do viêm.

1. Sơ lược về cân bằng nước trong cơ thể

Như chúng ta đã biết, nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta, chiếm khoảng 60% ở nam giới và 50% ở nữ giới. Sở dĩ có sự khác biệt này là do cơ thể người nữ có nhiều mỡ hơn nam giới. Ngoài ra, tỉ lệ của nước cũng thay đổi theo quá trình sống.

Ở trẻ em lượng nước chiếm khoảng 75% cơ thể nhưng ở người già thì chỉ khoảng 50%. Nước phân bố ở hai khu vực chính là nội bào và ngoại bào. Nước ở nội bào chiếm khoảng 55-75% còn ngoại bào chiếm 25-45%. Khu vực ngoại bào gồm nước trong lòng mạch (huyết tương) và ngoài lòng mạch với tỉ lệ 1⁄3.

Việc cân bằng nước cũng như các yếu tố điện giải phụ thuộc vào rất nhiều cơ chế trong đó khá quan trọng phải nhắc đến là: Áp lực thủy tĩnh, áp lực thẩm thấu keo, áp lực thẩm thấu ngoại bào, tính thấm thành mạch,... các yếu tố ngày hoạt động cùng nhau và điều hòa lượng nước trong cơ thể ở mức nhất định.

Vai trò của nước
Nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể mỗi người

2. Cân bằng của nước

Khi ở trạng thái cân bằng, thì lượng nước xuất ra ngoài và lượng nước nhập vào cơ thể là bằng nhau. Nước được nhập vào cơ thể bằng đường uống và ăn, xuất ra ngoài cơ thể do bài tiết nước tiểu và hiện tượng toát mồ hôi. Nước dịch chuyển ra vào cơ thể và tế bào dựa trên các nguyên lý: Nguyên lý của sự thẩm thấu, sự trao đổi giữa gian bào và lòng mạch, sự trao đổi giữa gian bào và tế bào. Những nguyên lý này được đảm bảo bằng các hệ thống điều hòa cân bằng nước: điều hòa thẩm thấu và điều hòa thể tích.

3. Rối loạn cân bằng nước do tăng tính thấm thành mạch và hiện tượng phù do viêm

Phù là hiện tượng xuất hiện lượng nước bất thường ở trong mô kẽ gian bào hoặc trong các khoang của cơ thể. Phù có thể chia làm hai loại là phù do viêm và phù không do viêm. Hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu về phù do viêm.

Phù
Rối loạn cân bằng nước trong cơ thể dẫn đến hiện tượng phù

Phù do viêm có nguyên nhân chính là tăng tính thấm thành mạch, dịch phù này còn được gọi là dịch tiết hay dịch xuất. Dịch xuất có hàm lượng protein khá lớn >3g%, tỉ trọng cao >1,020. Có nhiều tác nhân có thể làm tăng tính thấm thành mạch: Các chất trung gian hóa học tác động lên ổ viêm, sự bám dính của các tiểu cầu và các tế bào bạch cầu và vách mạch máu, và có vai trò quan trọng là các tác nhân làm tăng áp lực thủy tĩnh trong các mạch máu ngoại vi làm cho dịch viêm từ trong các mạch thoát ra ngoài mô.

Một khi tăng tính thấm thành mạch, albumin có thể thoát ra khỏi lòng mạch một cách rất dễ dàng, khi đó áp lực thẩm thấu keo trong và ngoài mạch tự triệt tiêu nhau, áp lực thủy tĩnh lúc này tống nước từ trong lòng mạch đi ra ngoài, đây chính là cơ chế tạo nên phù ở các hiện tượng dị ứng, phù trong sốt, viêm,...

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng đã giải thích được cho bạn hiểu được tăng tính thấm thành mạch là gì và hiểu được cơ chế của nó. Mỗi ngày cùng tìm hiểu thêm một chút kiến thức về y học, chúng ta có thể biết thêm được nhiều điều mới, giúp chúng ta phòng tránh được nhiều loại bệnh. Thêm vào đó, chúng ta còn có thể chia sẻ những kiến thức này với người, để cùng nhau chung tay xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan