Cơ thể mệt mỏi không có sức lực, có phải bị mệt mỏi mãn tính?

Thường xuyên mệt mỏi không có sức lực làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng học tập và làm việc. Rất nhiều người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong người mà không tìm ra được nguyên nhân gì cụ thể.

1. Hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic Fatigue Syndrome-CFS) là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy mỏi mệt một cách chung chung, không do nguyên nhân bệnh lý gây ra, sự mệt mỏi này không được cải thiện tốt hơn mặc dù bệnh nhân đã được nghỉ ngơi. Mà sự mệt mỏi này không phải do người bệnh cố ý tạo ra hay giả vờ bệnh. Mệt mỏi có ảnh hưởng rất lớn đến chuyện học hành, làm việc và làm giảm các hoạt động bản thân cũng như các hoạt động cộng đồng xã hội.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải kéo dài trong vòng 6 tháng mà không giảm khi nghỉ ngơi và cũng không phải do các nguyên nhân bệnh lý thực thể dẫn tới mệt mỏi như bệnh lý tuyến giáp, tim mạch...

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh:

  • Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng người ta nhận thấy có liên quan đến nhiều yếu tố như nhiễm virus, nhiễm toxins. Phản ứng miễn dịch cũng được xem như là nguyên nhân của bệnh.
  • Một số nguyên nhân khác có thể gây ra hội chứng mệt mỏi gồm: Xuất hiện sau khi phẫu thuật, chấn thương vùng đầu hoặc có thể là khi bị chấn thương khác.
  • Sử dụng một số thuốc như nhóm Benzodiazepin, Beta Blocker, thuốc chống trầm cảm và dùng kháng sinh lâu ngày cũng có thể gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính.
  • Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức làm tăng nặng bệnh hơn.
  • Thường gặp là hội chứng mệt mỏi vô căn
  • Những yếu tố thuận lợi: Nữ gặp nhiều hơn so với nam, lứa tuổi thường gặp từ 25-45 tuổi...
Buồn ngủ, ngủ ngày, ngáp ngủ mệt mỏi
Hội chứng mệt mỏi mãn tính là khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải kéo dài trong vòng 6 tháng mà không giảm khi nghỉ ngơi

2. Thường xuyên bị mệt mỏi thì có phải bị mệt mỏi mãn tính không?

Các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính khiến người bệnh luôn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi hoặc cảm thấy đau yếu trong thời gian kéo dài hơn 6 tháng.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:

  • Có thể bị sốt nhẹ
  • Giảm khả năng tập trung khi làm mọi việc
  • Đau họng
  • Nổi hạch cổ
  • Đau cơ, yếu cơ
  • Đau khớp mà không sưng đỏ
  • Nhức đầu
  • Khó ngủ
  • Có thể thấy dấu hiệu tăng cân hoặc có khi giảm cân
  • Nhịp tim tăng
  • Đau ngực
  • Ra mồ hôi trộm là xuất hiện mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Kiệt sức kéo dài nhiều hơn 24 giờ sau khi tập thể dục thể chất

Các triệu chứng thường khó để phân biệt với các bệnh lý thực thể, nên nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi kéo dài, kèm theo các dấu hiệu rối loạn khác thì cần phải tìm các nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng mệt mỏi đó bằng các xét nghiệm cận lâm sàng.

Các bệnh lý có thể gây ra nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính gồm:

  • Bệnh Lyme.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm
  • Người nghiện rượu
  • Đái tháo đường
  • Suy giáp
  • Thiếu máu
  • Bệnh hệ thống miễn dịch: Lupus ban đỏ, xơ cứng rải rác
  • Bệnh lý gan mạn và bệnh lý ác tính
  • Do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc

Nếu không thể tìm được nguyên nhân bệnh lý nào gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài của người bệnh thì khi đó mới định hướng tới chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Vậy nếu như bạn thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi không có sức lực kéo dài trên 6 tháng, kèm theo các dấu hiệu khác như đau đầu, khó ngủ, đau cơ...Thì nên đi khám để loại trừ các bệnh lý nội khoa gây ra tình trạng mệt mỏi đó. Trường hợp bạn không thể tìm thấy bất cứ nguyên nhân bệnh lý nào thì bạn đã mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Cổ họng đau rát, không hát to được là bị làm sao?
Các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể đi kèm với đau họng

3. Điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính như thế nào?

Đầu tiên để điều trị bệnh cho người bệnh thì cần thừa nhận các dấu hiệu của người bệnh hoàn toàn là thật không phải giả vờ. Phải có sự kết hợp của nhiều liệu pháp bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức và hành vi: Khuyên bệnh nhân thay đổi cách suy nghĩ và ứng xử.
  • Liệu pháp vận động theo cấp độ: Tập thể dục gồm những động tác dễ và chậm, sau đó tăng cường mức độ nhằm cải thiện lực cơ.
  • Điều trị bằng thuốc:
  • Các loại thuốc giảm đau chống viêm nhóm không steroid cũng giúp ích trong việc giảm các triệu chứng đau nhức cơ, đau đầu.
  • Thuốc chống trầm cảm được dùng cho những bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm đi kèm, thường dùng để cải thiện tính khí, kiểm soát đau và giúp cải thiện giấc ngủ.

Thêm vào đó cần có chế độ chăm sóc hợp lý

  • Nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong quá trình điều trị bệnh.
  • Tuân thủ theo sự chỉ dẫn các bài tập thể dục của bác sĩ.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn.
  • Nên làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều. Nhờ sự giúp đỡ ở nhà và nơi làm việc khi cảm thấy vượt quá sức.
  • Nên tham gia hội nhóm với những người có vấn đề tương tự để cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau. Chia sẻ với người thân trong gia đình để người thân hiểu và giúp đỡ trong quá trình điều trị.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính cũng là bệnh lý khá thường gặp trên lâm sàng. Điều trị khá phức tạp và phải kết hợp nhiều liệu pháp, việc can thiệp và điều trị sớm giúp cải thiện bệnh tốt hơn, tiên lượng bệnh tốt hơn so với những trường hợp can thiệp muộn.

Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?
Thuốc chống trầm cảm được dùng cho những bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm đi kèm, thường dùng để cải thiện tính khí, kiểm soát đau và giúp cải thiện giấc ngủ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan