Có nên mài răng nanh không?

Mài răng nanh là phương pháp được thực hiện nhằm chỉnh sửa về mặt hình dáng, kích thước của răng để giúp khắc phục các khuyết điểm về mặt thẩm mỹ. Vậy có nên mài răng nanh không và trường hợp nào cần thực hiện?

1. Khi nào cần mài răng nanh?

Bộ răng đầy đủ của một người trưởng thành có 4 răng nanh hay còn gọi là răng số 3. Chúng có cấu tạo tương tự như các răng khác bao gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng.

Mài răng nanh là thao tác thường được các bác sĩ thực hiện trước khi bọc răng sứ. Phần men răng bên ngoài sẽ được loại bỏ đi một chút bằng dụng cụ mài răng chuyên dụng nhằm chỉnh sửa về kích thước, hình dáng, hướng lắp của răng. Từ đó giúp khắc phục các khuyết điểm về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng sau khi được bọc sứ.

Ngoài ra, mài răng nanh còn được áp dụng để chỉnh sửa một vài khuyết điểm như:

  • Răng nanh có hình dáng dài và nhọn ảnh hưởng tới thẩm mỹ
  • Răng nanh có bị dị dạng và không cân đối với các răng khác
  • Răng nanh khấp khểnh ở mức độ nhẹ
  • Mài răng nanh để làm trụ răng nâng đỡ cầu răng sứ

2. Mài răng nanh có gây ảnh hưởng gì không?

Nguyên lý của kỹ thuật mài răng nanh là sẽ loại bỏ bớt đi một phần men răng để làm nhỏ cùi răng. Trên thực tế, khi mài răng nanh sẽ can thiệp trực tiếp vào răng nên người bệnh thường băn khoăn rằng mài răng nanh có đau không? Tuy nhiên, để tránh gây ra những khó chịu hay đau nhức cho người bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bệnh nhân để họ cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.

Sau khi mài răng thì một phần men răng bên ngoài đã bị loại bỏ nên răng dễ bị kích ứng bởi nhiệt độ, thức ăn và chức năng sẽ bị suy yếu. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ để vừa giúp khắc phục hiệu quả khuyết điểm và cải thiện thẩm mỹ cho răng vừa giúp bảo vệ răng nanh được bền chắc.

3. Cách để mài răng nanh hiệu quả và an toàn

Mài răng cần đảm bảo sự tỉ mỉ và chính xác cao nhằm để mang lại hiệu quả ăn nhai tốt, đồng thời hạn chế tối đa việc xâm lấn mô răng. Do đó khi thực hiện mài răng cần đảm bảo thực hiện đủ các yêu cầu sau:

  • Tính toán cụ thể tương quan giữa răng nanh và các răng khác bằng cách thăm khám kỹ càng.
  • Bảo tồn mô răng tối đa, hạn chế việc xâm lấn quá nhiều và tránh làm ảnh hưởng đến ngà hay tủy. Ở răng nanh, không được mài quá 1 - 1,5mm đối với thân răng và khoảng 1,2-2mm đối với cạnh cắn.

Khi đã hiểu và có kiến thức về việc có nên mài răng hay không, bạn có thể lựa chọn và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nha sĩ về vấn đề răng miệng nhằm có những chỉ định phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nhakhoaparis.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan