Định nghĩa và phân độ thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào do các nguyên nhân như mất máu, bệnh lý tan máu hoặc rối loạn quá trình tạo máu trong cơ thể. Phân độ thiếu máu có 3 mức: thiếu máu nhẹ, thiếu máu vừa và thiếu máu nặng dựa trên lượng huyết sắc tố của bệnh nhân.

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại dẫn tới sự thiếu cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể. Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi mà người bệnh được xác định thiếu máu dựa trên các mức sau:

  • Đối với nam giới: Hb < 13 g/dl (130 g/l)
  • Đối với nữ giới: Hb < 12 g/dl (120 g/l)
  • Đối với người lớn tuổi: Hb < 11 g/dl (110 g/l)
Định nghĩa và phân độ thiếu máu
Thiếu máu gây rối loạn hệ nội tiết nữ có thể đẫn tới vô kinh, vô sinh

Khi bị thiếu máu người bệnh sẽ có một số biểu hiện như:

  • Da xanh xao, niêm mạc nhạt
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mắt, ngất
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Hay hồi hộp, nhịp tim nhanh, dễ mệt
  • Rối loạn hệ nội tiết, nữ có thể vô kinh

2. Phân loại thiếu máu như thế nào?

Có 4 cách phân loại thiếu máu phụ thuộc vào mức độ, diễn biến, nguyên nhân thiếu máu và đặc điểm hồng cầu như sau

2.1 Mức độ thiếu máu

Đối với trường hợp mất máu cấp, phân độ thiếu máu sẽ dựa vào tốc độ mất máu và sự thay đổi huyết động học. Cụ thể là mất trên 15% lượng máu (500ml) được xem là thiếu máu mức độ nặng.

Đối với thiếu máu mạn tính, phân độ dựa trên số lượng Hemoglobin đo được trong máu như sau:

  • Mức độ 1: 10 g/dl ≤ Hb < 12 g/dl
  • Mức độ 2: 8 g/dl ≤ Hb < 10 g/dl
  • Mức độ 1: 6 g/dl ≤ Hb < 8 g/dl
  • Mức độ 1: Hb < 6 g/dl
  • Bên cạnh đó mức độ thiếu máu còn được chia theo từng đối tượng dựa trên bảng đánh giá mức độ thiếu máu sau:
Định nghĩa và phân độ thiếu máu

2.2 Diễn tiến thiếu máu

  • Thiếu máu cấp: thiếu máu xuất hiện nhanh, trong thời gian ngắn
  • Thiếu máu mạn: thiếu máu xuất hiện chậm, từ từ và tăng dẫn trong nhiều tháng

2.3 Nguyên nhân thiếu máu

  • Thiếu máu do mất máu: các yếu tố bên trong và ngoài cơ thể gây tổn thương như tai nạn chấn thương, rong kinh hoặc xuất huyết dạ dày.
  • Thiếu máu do tan máu: là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn là được tạo ra do các nguyên nhân như bệnh Thalassemia, ung thư máu, dùng thuốc chống sốt rét,...
  • Thiếu máu do rối loạn quá trình tạo máu: các bệnh lý tủy xương là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu như: suy tủy xương, rối loạn tủy xương hoặc ung thư máu.

2.4 Đặc điểm hồng cầu

  • Dựa vào MCV: phân loại được thiếu máu hồng cầu nhỏ hoặc to
  • Dựa vào MCH (hemoglobin trung bình hồng cầu): phân loại được thiếu máu nược sắc hay ưu sắc

3. Phương pháp điều trị thiếu máu


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc chung để điều trị thiếu máu như sau:

  • Xác định và điều trị theo nguyên nhân, phối hợp điều trị nguyên nhân và truyền bù khối hồng cầu;
Định nghĩa và phân độ thiếu máu
Xét nghiệm huyết sắc tố - điều trị truyền bù khối hồng cầu

  • Dựa vào các xét nghiệm huyết sắc tố và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định số lượng truyền bù khối hồng cầu;
  • Duy trì lượng huyết sắc tố tối thiểu từ 80 g/l (những trường hợp có bệnh lý tim, phổi mạn tính nên duy trì từ 90 g/l).

Thiếu máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các Gói Khám sức khỏe tổng quát dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Bạn có thể lựa chọn gói khám phù hợp với nhu cầu như:

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

189.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan