Gây tê cạnh nhãn cầu phẫu thuật cắt mống mắt quang học

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên là phương pháp điều trị cho người đang hoặc có nguy cơ tăng nhãn áp cấp tính, mãn tính hoặc góc hẹp. Cắt mống mắt quang học sẽ tạo điều kiện cho thủy dịch lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng để giải quyết tình trạng nghẽn đồng tử.

1. Tổng quan

Gây tê cạnh nhãn cầu là kỹ thuật tiêm thuốc tê vào hốc mắt bên ngoài chóp cơ, xa thị thần kinh, xa nhãn cầu, màng cứng, lỗ thị giác. Hai vị trí tiêm áp dụng là điểm nối giữa trong và 2⁄3 ngoài của bờ trên xương hốc mắt và điểm tiếp nối giữa 1⁄3 ngoài và 2⁄3 trong của bờ dưới xương của hốc mắt. Trong gây tê cạnh nhãn cầu, thuốc tê sẽ ngấm trực tiếp lên các tận cùng thần kinh và các thân thần kinh quanh nhãn cầu giúp gây ức chế cảm giác đau và ngưng vận động nhãn cầu.

Ưu điểm gây tê cạnh nhãn cầu:

  • Kỹ thuật gây tê đơn giản, dễ thực hiện.
  • Hiệu quả gây tê tốt.
  • Giảm đau tốt.
  • Giảm vận động nhãn cầu nhanh.
  • Giá thành thấp.

Nhược điểm gây tê cạnh nhãn cầu:

  • Nguy cơ tiêm nhầm vào mạch máu hoặc nhãn cầu (đặc biệt khi trục nhãn cầu trên 26mm).
  • Có thể gây tăng nhãn áp nếu tiêm lượng thuốc tê lớn.
  • Gây đau hơn nếu so với gây tê dưới bao tenon.
Gây tê mắt võng mạc
Vị trí gây tê cạnh nhãn cầu

2. Chỉ định và chống chỉ định

Trường hợp chỉ định

Gây tê cạnh nhãn cầu được dùng cho bệnh nhân cần phẫu thuật cắt mống mắt quang học theo phương pháp kinh điển.

Trường hợp chống chỉ định

Gây tê cạnh nhãn cầu không được áp dụng đối với các trường hợp sau:

3. Chuẩn bị trước gây tê

Đội ngũ thực hiện

  • Bác sĩ gây mê
  • Kỹ thuật viên gây mê hồi sức

Phương tiện y tế:

  • Bơm tiêm loại 5ml hoặc 10ml (kim 25G, dài 25mm).
  • Kim rút thuốc.
  • Tăm bông sát khuẩn.
  • Dung dịch sát khuẩn (Betadine 10%).
  • Dung dịch thuốc tê: Lidocain 2%; Hyaluronidase 180UI/ml; Bupivacaine 0.5%.
  • Thanh đè hoặc bóng đè.
Gây tê khoang cùng
Thuốc tê cũng như bơm tiêm cần chuẩn bị đầy đủ trước khi gây tê

Chuẩn bị bệnh nhân:

  • Xác nhận đúng tên tuổi và tình trạng tại mắt cần phẫu thuật (cắt mống mắt quang học).
  • Hướng dẫn bệnh nhân mặc quần áo y tế theo đúng quy định.
  • Người bệnh được giải thích để phối hợp với bác sĩ, giúp đảm bảo thành công và tăng mức độ an toàn của quy trình.
  • Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, xét nghiệm đầy đủ, thăm dò cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán và gây tê phẫu thuật, biên bản duyệt mổ hợp pháp, giấy cam đoan trước phẫu thuật gây tê hồi sức.

4. Quá trình gây tê cạnh nhãn cầu điều trị bong võng mạc

Kiểm tra thông tin bệnh nhân

Kiểm tra hồ sơ: xác định các vấn đề liên quan đến quy trình gây tê hồi sức thông qua các xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng.

Kiểm tra người bệnh đúng tên tuổi, đúng bệnh lý, đúng bên mắt cần phẫu thuật.

Các bước tiến hành

  • Lấy thuốc tê: 3-4ml Lidocain 2% và 3-4ml Bupivacaine 0.5%, Hyaluronidase 180UI/ml.
  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, mắt nhìn thẳng, sát trùng vị trí tiêm và vùng quanh mắt bằng tăm bông tẩm dung dịch Betadin 10%.
  • Xác định vị trí tiêm mũi 1: Điểm nối giữa 1⁄3 ngoài và 2⁄3 trong bờ dưới hốc mắt, hướng mũi kim lên trên.
  • Xác định vị trí tiêm mũi 2: Điểm nối giữa 1⁄3 trong và 2⁄3 ngoài bờ trên hốc mắt, hướng mũi kim xuống dưới.
  • Khi kim xuyên qua da mi thì kết hợp đẩy nhẹ nhãn cầu lên cao đồng thời bằng cách ấn ngón tay vào rãnh giữa hốc mắt và nhãn cầu. Khi kim đi vào đúng vùng xích đạo nhãn cầu, từ từ đưa kim vượt qua xích đạo nhãn cầu và giữ mũi kim bên ngoài chóp cơ.
  • Yêu cầu bệnh nhân liếc mắt thử và hút nhẹ piston để kiểm tra vị trí của kim. Khi chắc chắn kim tiêm đã ở đúng vị trí thì mới tiến hành bơm thuốc tê chậm rãi kết hợp sờ tay để kiểm soát nhãn áp mắt ước lượng. Nếu sau tiêm mắt có cảm giác căng đầy và sụp mí chứng tỏ thao tác gây tê cạnh nhãn cầu đã thực hiện tốt.
  • Khi thấy mắt bệnh nhân đã nhắm kín hoàn toàn, thực hiện ép nhãn cầu bằng thanh đè hoặc bóng đè trong khoảng 5-10 phút để thuốc tê lan tỏa, giúp giảm nhãn áp và giảm phù nề tại chỗ.
  • Ngưng ép nhãn cầu và kiểm tra tình trạng bất động của mắt. Nếu thấy mắt bất động và đồng tử giãn nhẹ là dấu hiệu cho thấy thao tác gây tê cạnh nhãn cầu tốt.
gây tê cạnh nhãn cầu điều trị bong võng mạc
Hình anh gây tê cạnh nhãn cầu

5. Theo dõi tai biến và xử lý

  • Tiêm nhầm vào mạch máu: Thực hiện cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn như trường hợp ngộ độc thuốc tê.
  • Tụ máu tại vị trí tiêm: xử lý bằng cách đè áp lực nhẹ lên vùng kết mạc bị phù để tránh tình trạng phù nề lan tỏa ra xung quanh.
  • Tụ máu hốc mắt: Hoãn phẫu thuật cắt mống mắt quang học và điều trị như chấn thương mắt đụng dập.
  • Chọc kim vào nhãn cầu: Hoãn phẫu thuật cắt mống mắt quang học và điều trị như chấn thương xuyên nhãn cầu.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về thị lực thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị sớm nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói dịch vụ liên quan đến thị lực như:

Thạc sĩ. Bác sĩ Tạ Quang Hùng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Hiện tại, đang là bác sĩ Gây mê hồi sức, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan