Giác mạc hình chóp có nguy hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Giác mạc hình chóp là tình trạng giác mạc không có hình cầu mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Giác mạc hình chóp có thể gây ra thị lực mờ và khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng. Giác mạc chóp thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và thường bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 10 đến 25. Tình trạng bệnh có thể tiến triển chậm trong 10 năm hoặc lâu hơn.

1. Nguyên nhân gây giác mạc hình chóp

Không ai biết được nguyên nhân chính xác của bệnh giác mạc hình chóp. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng yếu tố di truyền, môi trường hoặc nội tiết tố có ảnh hưởng ít nhiều đến bệnh.

Các yếu tố di truyền gây giác mạc hình chóp:

  • Một số khiếm khuyết di truyền khiến những sợi protein nhất định trong giác mạc trở nên suy yếu. Những sợi này giúp giác mạc có độ cong hoàn hảo, khi những sợi này bị yếu, giác mạc sẽ biến dạng và phình ra phía trước.
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những gia đình từng có người bị giác mạc hình chóp thì khả năng thế hệ sau cũng bị bệnh là rất cao.

Các yếu tố môi trường:

  • Những ai bị giác mạc hình chóp thường mắc các chứng dị ứng như hen suyễn, eczema và dị ứng thức ăn. Những người bị dị ứng nếu dụi mắt quá nhiều lần có thể gây tổn thương giác mạc, tạo cơ hội cho bệnh giác mạc hình chóp phát triển.
giác mạc hình chóp
Tình trạng giác mạc hình chóp có thể xảy ra do yếu tố nội tiết tố

2. Triệu chứng của giác mạc hình chóp

Các dấu hiệu và triệu chứng giác mạc hình chóp thay đổi khi bệnh tiến triển, bao gồm:

  • Nhìn mờ hoặc thị lực thay đổi theo diễn biến của bệnh
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc ánh đèn chói, điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc lái xe ban đêm
  • Thường xuyên phải thay đổi kính đeo
  • Mắt đột ngột xuất hiện làn mây mờ hoặc suy giảm thị lực nghiêm trọng.
nhạy cảm với ánh sáng
Bệnh nhân mắc giác mạc hình chóp thường nhạy cảm với ánh sáng

3. Biến chứng của giác mạc hình chóp

Bệnh giác mạc hình chóp là một bệnh rất nguy hiểm do ảnh hưởng lớn về các đặc tính khúc xạ của giác mạc (loạn thị không đều). Nếu không điều trị sớm bệnh thậm chí có thể diễn tiến đến mù lòa.

Các bệnh nhân mắc bệnh đa phần đều sẽ có thị lực rất yếu. Ngoài ra, việc mang kính trong ở bệnh giác mạc hình chóp không thể hoàn toàn giúp điều chỉnh được thị lực.

Các bạn cũng cần phải chú ý đến biến chứng giảm thị lực đột ngột và sẹo giác mạc do giác phồng lên nhanh. Giác mạc bị sẹo sẽ làm cho các ảnh hưởng thị lực ngày càng nghiêm trọng. Và thậm chí cần phải điều trị phẫu thuật ghép giác mạc để giúp điều trị bệnh.

Khám mắt
Khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám giác mạc hình chóp

Như vậy, bệnh giác mạc hình chóp là bệnh tương đối nguy hiểm mặc dù bệnh diễn tiến chậm nhưng hậu quả là rất lớn có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh giác mạc hình chóp cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan