Lưỡi bị nứt phải làm sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Lưỡi bị nứt là tình trạng lành tính ảnh hưởng đến bề mặt trên của lưỡi. Tình trạng này có thể rõ ràng ở trẻ sơ sinh hoặc phát triển trong thời thơ ấu. Nguyên nhân chính xác của lưỡi bị nứt đến nay chưa xác định rõ. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể xảy ra liên quan đến một hội chứng hoặc tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như suy dinh dưỡng hoặc hội chứng Down. Vậy, khi lưỡi bị nứt phải làm sao?

1. Lưỡi bị nứt là gì?

Nứt lưỡi là tình trạng lành tính ảnh hưởng đến bề mặt trên của lưỡi. Một lưỡi bình thường có bề mặt tương đối bằng phẳng. Nhưng vì một số lý do, một hoặc nhiều vết nứt sâu có thể xuất hiện chạy dọc theo chiều dài lưỡi khiến lưỡi có vẻ ngoài nhăn nheo. Các vết nứt có kích thước và độ sâu khác nhau.

Nếu bạn có vết nứt trong lưỡi, nó có thể không gây ra vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tình trạng lưỡi bị nứt xuất hiện ở khoảng 5% dân số trên thế giới. Nứt lưỡi có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh hoặc trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 5 tuổi.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nứt lưỡi hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên đôi khi nó có liên quan đến một hội chứng hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như suy dinh dưỡng hoặc hội chứng Down.

Bệnh nhân mắc hội chứng Down rất dễ bị bệnh tiểu đường
Hội chứng Down có thể là nguyên nhân gây nứt lưỡi

1.1. Triệu chứng của nứt lưỡi

Lưỡi bị nứt có thể biểu hiện bởi tình trạng xuất hiện vết nứt như thể lưỡi bị chia làm đôi theo chiều dọc, đôi khi số lượng vết nứt có thể nhiều hơn. Các rãnh sâu trong lưỡi thường rất dễ nhìn thấy. Điều này giúp các bác sĩ và nha sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng nứt lưỡi. Phần giữa của lưỡi là phần dễ bị ảnh hưởng nhất tuy nhiên các khu vực khác trên lưỡi cũng có thể xuất hiện các vết nứt.

Ngoài ra một vấn đề khác xảy ra cũng có thể khiến lưỡi bị nứt đó là chứng viêm lưỡi bản đồ. Triệu chứng của viêm lưỡi bản đồ là sự bao phủ bởi các núm nhỏ màu trắng hồng, trong nhiều trường hợp có thể có viền màu trắng bao xung quanh. Những người mắc lưỡi bản đồ thường thiếu núm ở các khu vực khác nhau của lưỡi.

Lưỡi nứt hay lưỡi bản đồ không phải là một tình trạng bệnh truyền nhiễm hay có hại cho cơ thể cũng không phải là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Tuy nhiên tình trạng lưỡi nứt hoặc viêm lưỡi bản đồ có thể gây khó chịu và tăng độ nhạy cảm của lưỡi đối với một số chất.

Xem thêm: Phân biệt viêm lưỡi bản đồ và ung thư lưỡi

Lưỡi bị nứt
Lưỡi bị nứt gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Một số đặc điểm quan trọng của lưỡi bị nứt:

  • Các vết nứt, rãnh hoặc khe hở xuất hiện trên đỉnh và hai bên của lưỡi.
  • Những vết nứt này chỉ ảnh hưởng đến lưỡi của bạn.
  • Vết nứt trên lưỡi khác nhau về độ sâu, nhưng chúng có thể sâu tới 6 mm.
  • Các rãnh có thể kết nối với các rãnh khác, tách lưỡi thành các thùy hoặc phần nhỏ.
  • Vết nứt có thể xuất hiện đầu tiên thời thơ ấu. Tuy nhiên, vết nứt phổ biến hơn ở người lớn tuổi, giống như các nếp nhăn có thể sâu hơn theo tuổi tác, các vết nứt cũng có thể trở nên rõ rệt hơn khi già đi. Nếu bạn đi khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ phát hiện ra những vết nứt trên lưỡi của bạn. Đây là cách hầu hết các vết nứt được tìm thấy.

1.2. Nguyên nhân của nứt lưỡi

Các nhà nghiên cứu và các bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân của tình trạng lưỡi bị nứt. Lưỡi nứt có thể do di truyền vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người sinh ra trong gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà mắc chứng nứt lưỡi có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn những người khác.

Ngoài ra, lưỡi nứt cũng có thể được gây ra bởi một số điều kiện cơ bản khác nhau. Nhiều người cho rằng lưỡi bị nứt là một biến thể khác của lưỡi bình thường. Dấu hiệu của nứt lưỡi có thể xuất hiện trong giai đoạn thơ bé nhưng ngày càng trở lên nghiêm trọng và rõ ràng hơn theo độ tuổi phát triển và nổi bật khi người đó già đi.

Đàn ông có xu hướng dễ nứt lưỡi hơn so với phụ nữ và những người lớn tuổi bị khô miệng thường xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Lưỡi nứt đôi khi cũng liên quan đến một số hội chứng nhất định đặc biệt là hội chứng Downhội chứng Melkersson – Rosenthal. Hội chứng Down hay còn gọi là hội chứng 3 nhiễm sắc thể 21 là tình trạng di truyền có thể gây ra một loạt các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Những người mắc hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì 2 như người bình thường.

Trong khi đó những người mắc hội chứng Melkersson – Rosenthal thường gặp phải một số tình trạng thần kinh đặc trưng biểu hiện bởi lưỡi bị nứt, sưng mặt, môi trên và liệt mặt.

Vitamin A
Lưỡi bị nứt là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin A

Trong một số ít trường hợp, nứt lưỡi cũng liên quan đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm:

2. Lưỡi bị nứt thì phải làm sao?

Thông thường, nứt lưỡi không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể không cần được điều trị.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải duy trì việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng ít nhất 3 lần mỗi ngày và thường xuyên súc miệng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, mảng bám, vi khuẩn, làm sạch răng và lưỡi. Vi khuẩn và các mảng bám có thể tích tụ trong các khe nứt, dẫn đến hôi miệng và tăng nguy cơ mắc sâu răng.

Tạo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày bao gồm đánh răng, súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm. Đến nha sĩ ít nhất 2 lần mỗi năm để được kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục sớm các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Tóm lại, nứt lưỡi là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều vết nứt ở bề mặt trên lưỡi của bạn. Nứt lưỡi được cho rằng có liên quan đến tình trạng di truyền, vệ sinh răng miệng, một số tình trạng bệnh lý như suy dinh dưỡng, vẩy nến, u hạt dị ứng hay các hội chứng Down hội chứng Melkersson – Rosenthal.

Thông thường, nứt lưỡi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần điều trị. Tuy nhiên, mỗi người nên hình thành thói quen vệ sinh tốt để tránh những bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

114.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan