......

Nguyên nhân và cơ chế hình thành viêm gan tự miễn

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm gan tự miễn không rõ ràng. Ở những người mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công một hay nhiều phần của cơ thể như là một yếu tố ngoại lai. Điều này gây ra viêm và có thể phá hủy một hay nhiều cơ quan bị ảnh hưởng của cơ thể.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn là gì? Đây là tình trạng viêm ở gan xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lên gan. Mặc dù nguyên nhân của bệnh viêm gan tự miễn không rõ ràng cụ thể, tuy nhiên, một số bệnh, chất độc và các loại thuốc có thể gây ra viêm gan tự miễn dịch.

Một số triệu chứng của bệnh viêm gan tự miễn bao gồm:

  • Đau bụng; buồn nôn, nôn
  • Đau khớp, cơ và mệt mỏi
  • Vàng da do sự tích tụ của bilirubin. Ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu vàng da sinh lý và bệnh lý. Bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em có thế gây triệu chứng vàng da trong những ngày đầu sau sinh.

2. Nguyên nhân hình thành viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn là nguyên nhân hiếm gặp của bệnh viêm gan mạn tính. Viêm gan mạn tính là bệnh có tổn thương hoại tử và viêm diễn ra trong thời gian trên 6 tháng. Tình trạng này sẽ gây tổn thương các tế bào gan, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh.

Viêm gan mạn
Một số ít người bệnh viêm gan mạn tính có thể tiến triển thành viêm gan tự miễn

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm gan tự miễn không rõ ràng. Ở những người mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công một hay nhiều phần của cơ thể như là một yếu tố ngoại lai. Điều này gây ra viêm và có thể phá hủy một hay nhiều cơ quan bị ảnh hưởng của cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể gây nên bệnh viêm gan tự miễn:

  • Yếu tố di truyền
  • Do một số vi-rút gây ra như: VGSV A cấp, HBV, Epstein-Barr virus
  • Do tiếp xúc với hóa chất như: Interferon, Melatonin, Alpha methyldopa, Oxypanisatin, Nitrofurantoin, Tienilic acid
  • Các yếu tố gây ra tự kháng nguyên như: ASGPR(arialoglycoprotein receptor) và Cytochrorome mono-oxygenase P-450 IID6

3. Cơ chế hình thành viêm gan tự miễn

Cơ chế hình thành viêm gan tự miễn là do sự tấn công của hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào. Sự tấn công này sẽ chống lại tế bào gan có tính di truyền

Bên cạnh đó, sự hiện diện bất thường của kháng nguyên bạch cầu người HLA class II trên màng tế bào gan làm cho các tế bào gan bình thường trở thành kháng nguyên. Điều này làm hoạt hóa các tế bào miễn dịch, kích thích sản sinh nhanh dòng lympho T gây độc cho cơ thể.

Lympho T gây độc này thâm nhập vào mô gan đồng thời phóng thích Cytokine gây hủy hoại tế bào gan.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

Khám bệnh, khám gan mật
Khám sàng lọc Gan mật tại Vinmec giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý bất thường

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B, C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

929 lượt đọc

Bài viết liên quan
  • viêm gan tự miễn
    Chẩn đoán viêm gan tự miễn

    Viêm gan tự miễn là một bệnh lý trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra các phản ứng viêm tấn công vào tế bào gan. Bệnh diễn tiến mãn tính, kéo dài nhiều năm và có ...

    Đọc thêm
  • Bệnh viêm gan B
    Bệnh viêm gan tự miễn: Những điều cần biết

    Viêm gan là một từ chung để chỉ tình trạng viêm của gan. Có nhiều thể và căn nguyên khác nhau gây viêm gan (ví dụ như do virus và một số loại thuốc), trong đó có viêm gan tự ...

    Đọc thêm
  • Tầm soát sỏi mật
    Sỏi túi mật có thể tầm soát, phát hiện sớm không?

    Khoảng 70% trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng cụ thể. Đa số bệnh nhân phát hiện căn bệnh thông qua siêu âm ổ bụng khi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tầm soát sỏi mật giúp phát ...

    Đọc thêm
  • graftac 5mg
    Công dụng thuốc Graftac 5mg

    Thuốc Graftac được chỉ định trong phòng ngừa đào thải ở người bệnh ghép tạng như gan, thận hoặc tim, đồng thời giúp đề kháng với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác. Vậy công dụng thuốc Graftac là ...

    Đọc thêm
  • pufam 1
    Công dụng thuốc Pufam 1

    Pufam-1 có dạng viên nang cứng, thành phần chính là Tocrolimus 1mg. Thuốc được sử dụng trong điều trị đề phòng loại ghép ở người nhân ghép gan, thận hoặc tim và điều trị loại ghép với người đề kháng ...

    Đọc thêm