Nhóm máu hệ Rh (Rhesus)

Bài viết được viết bởi bác sĩ Huyết học - Truyền máu - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Nhóm máu hệ Rh là một trong hai hệ nhóm máu quan trọng nhất liên quan đến truyền máu. Nhóm máu hệ Rh bao gồm Rh(+) và Rh(-) trong đó Rh(+) chiếm đa số.

1. Nhóm máu Rh là gì?

Đây là hệ nhóm máu quan trọng thứ hai sau hệ nhóm máu ABO liên quan đến truyền máu. Nhóm máu hệ Rh độc lập với nhóm máu hệ ABO.

Được tìm ra vào năm 1940 bởi Lansteiner và các cộng sự (Alex Wiener, Philip Levine và R. E. Stetson ). Hầu hết các kháng nguyên Rh (được ký hiệu bằng các chữ C, D, E, c, d, e) là kháng nguyên yếu, trừ kháng nguyên D. Người có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là người có Rh dương tính (Rh+), người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh âm tính (Rh-). Kháng thể D (anti D) bình thường không có trong huyết tương của cả người Rh(+) và Rh(-).

Người nhóm máu Rh D(-) thì truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+) nhưng chỉ được nhận máu từ người có cùng nhóm máu có Rh D (-).

Khi truyền máu Rh(+) cho người Rh(-) thì người Rh(-) sẽ sản xuất ra kháng thể chống kháng nguyên D, sự tạo thành kháng thể này xảy ra chậm và thường chỉ đạt nồng độ tối đa sau 2-4 tháng. Nếu những người Rh(-) này lần sau lại tiếp tục nhận máu Rh(+) thì các kháng thể chống D có sẵn trong cơ thể họ sẽ làm ngưng kết hồng cầu, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.

Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ < 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm.

Loài người đa số có Rh dương, người da trắng có tới 85% Rh(+) và 15% có Rh(-).

Ở Việt nam, tỷ lệ người có Rh(+) là 99,92%, Rh(-) là 0,08% (theo số liệu của viện Huyết học Truyền máu trung ương 1996), do đó những tai biến do không hòa hợp của nhóm máu Rh là rất hiếm gặp.

Nhóm máu Rh- có truyền được cho nhau không?
Truyền máu cần đảm bảo yếu tố Rh (-) và Rh (+) theo đúng quy trình

2. Xét nghiệm nhóm máu Rh được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm để biết nhóm máu của mình, phòng trường hợp cần đến.

  • Xét nghiệm khi người bệnh cần truyền máu nhằm lựa chọn đơn vị máu truyền phù hợp.
  • Xét nghiệm cho người muốn đăng ký hiến máu, nội tạng, mô và tủy xương để xác định và đánh giá độ tương thích của người cho và người nhận.
  • Ngoài ra với phụ nữ có thai thì xét nghiệm còn có mục đích là để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy đến do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

3. Khi nào cần xét nghiệm nhóm máu Rh?

Việc bệnh nhân biết nhóm máu chính xác là rất quan trọng khi cần truyền máu. Nếu máu được truyền cho bệnh nhân có nhóm máu không tương thích với nhóm máu mà bệnh nhân nhận được, thể gây ra những tai biến truyền máu, nếu nặng có thể dẫn tới tử vong. Cơ thể của bệnh nhân có thể bắt đầu tạo ra các kháng thể tấn công các kháng nguyên trên các tế bào máu trong máu được truyền cho bệnh nhân, gây ra phản ứng và thải ghép.

Với sự phát triển của Y tế hiện nay, trước khi thực hiện truyền máu, nhóm máu của bệnh nhân sẽ được kiểm tra và xét nghiệm phản ứng hòa hợp với máu của người hiến, giúp giảm thiểu nguy cơ phản ứng truyền máu.

Đối với phụ nữ mang thai thì xét nghiệm nhóm máu Rh rất quan trọng. Nếu phụ nữ có Rh(+), lấy chồng có Rh(+), các con có thể có Rh(+) hoặc Rh(-). Khi mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Rh(-) thì sẽ có 3 vấn đề có thể xảy ra đối với thai kỳ:

- Mẹ bầu có thể bị bệnh lý tan máu ở thai kỳ sau.

- Mẹ bầu có thể bị băng huyết sau sinh và bắt buộc phải tìm được đúng nhóm máu Rh(-) để truyền.

- Trẻ sinh ra có thể bị tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con (có thể xảy ra ngay trong kỳ bào thai).

Một trong những lý do quý giá nhất để biết về nhóm máu của mỗi người là giúp đỡ người khác. Bởi trong cuộc sống không thiếu những tình huống bất ngờ không mong muốn xảy ra, và ngân hàng dự trữ máu khan hiếm nhóm máu mà bệnh nhân đang cần, thì những người có cùng nhóm máu với bệnh nhân có thể giúp đỡ để bệnh nhân được truyền máu kịp thời.

Các giải pháp cho người có nhóm máu hiếm Rh D(-): Quan tâm đến sức khỏe bản thân và động viên người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình.

Lấy máu xét nghiệm
Xét nghiệm máu giúp người bệnh biết được nhóm máu hiện tại của bản thân

4. Kết quả xét nghiệm có nghĩa là gì?

Khác với hệ ABO, người có Rh(-) trong máu không có sẵn kháng thể, chỉ khi nào có hồng cầu Rh(+) xâm nhập vào, cơ thể mới phản ứng sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh. Khi lấy máu người có Rh(+) truyền cho người có Rh(-) lần thứ nhất không có phản ứng, nhưng sau khi truyền thì cơ thể người có Rh(-) nhận diện được protein lạ nên sản xuất ra kháng thể chống yếu tố Rh. Khi truyền máu có Rh(+) lần thứ hai sẽ gây ra phản ứng, các hồng cầu truyền vào bị ngưng kết gây ra tai biến truyền máu. Những lần truyền máu có Rh(+) càng về sau càng gây phản ứng mạnh.

Biết nhóm máu Rh cũng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ có Rh(+), lấy chồng có Rh(+), các con có thể có Rh dương hoặc âm. Nếu mẹ Rh(-) mang thai Rh(+), trong quá trình mang thai, trong cuộc đẻ, một lượng nhỏ hồng cầu của thai có thể qua rau thai mà vào cơ thể mẹ. Cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh, kháng thể này từ máu mẹ xâm nhập vào thai, tác dụng lên hồng cầu của thai, phá hủy một số hồng cầu của thai nhi.

Thai bị thiếu máu tan máu, thai sẽ suy yếu đi và có thể bị sảy thai hoặc đẻ non. Những lần có thai sau, nếu thai có Rh(+) càng bị tác hại hơn. Tùy theo kiểu gen của người chồng Rh(+) là đồng hợp tử hay dị hợp tử mà sự sẩy thai ở vợ Rh(-) là liên tiếp hay ngắt quãng.

Mẹ bầu có nhóm máu Rh (-) cần quan tâm điều gì?

Thông thường, nếu mẹ bầu có nhóm máu Rh(+) thì sẽ không có vấn đề gì cần lolắng. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm mẹ bầu mang nhóm máu Rh(-) thì bác sĩ sẽ phải tiến tư vấn xét nghiệm nhóm máu Rh cho người chồng sản phụ. Nếu chồng có Rh(-) thì bác sĩ sẽ không cần can thiệp, chỉ theo dõi cho thai kỳ. Nếu người chồng có Rh(+) thì sản phụ sẽ phải làm xét nghiệm kháng thể D hay còn gọi là xét nghiệm anti-D. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện vào từ tuần thai thứ 20 cho đến tuần thai thứ 28 của thai kỳ. Xét nghiệm anti-D sẽ có kết quả:

  • Nếu mẹ bầu Rh(-), nhưng khi xét nghiệm kháng thể D (+) thì chỉ theo dõi sát sao thai kỳ và theo dõi bé sau sinh, đặc biệt là theo dõi bé ở giai đoạn nhũ nhi.
  • Nếu mẹ Rh(-) kết quả xét nghiệm anti-D cũng (-) thì thai phụ bắt buộc phải tiêm dự phòng anti - D Immunoglobulin. Tiêm dự phòng anti - D Immunoglobulin sẽ thực hiện vào 3 thời điểm thai 28 tuần, thai 34 tuần và 72 giờ sau sinh.
Bất đồng nhóm máu mẹ con
Bất đồng nhóm máu ở mẹ bầu

Tính chất di truyền của yếu tố Rh

Hiểu một cách đơn giản là yếu tố này di truyền theo tính trội, cho rằng nhóm máu Rh bị chi phối bởi hai alen R và r. Người mang Rh(+) có kiểu gen RR hoặc Rr. Người mang Rh âm chỉ có kiểu gen rr. Thật ra, sau khi nghiên cứu chi tiết huyết thanh đặc hiệu của người mẹ miễn dịch do đã được truyền máu cho thấy rằng có nhiều kháng thể Rh khác nhau với các phản ứng khác nhau của kháng nguyên Rh. Vì vậy, người ta có thể phân huyết thanh kháng Rh ra các loại kháng C, kháng E và kháng D; trong số đó huyết thanh kháng D quan trọng nhất. Tương ứng với các kháng thể, các kháng nguyên Rh cũng gồm có các yếu tố C, D, E trong đó kháng nguyên D quan trọng nhất, tất cả các hồng cầu có kháng nguyên D đều là Rh dương.Để biết mình thuộc nhóm máu gì, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2013). Thông tư 26/ 2013/TT- BYT ngày 16/09/2013 “Hướng dẫn hoạt động truyền máu”.
  2. Bộ môn Huyết học-Truyền máu, đại học Y Hà nội (2014). Bài giảng Huyết học-Truyền máu (Sau đại học). Nhà xuất bản Y học.
  3. Trang web của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương: .nihbt.org.vn
  4. Trang web của Bệnh viện Truyền máu, Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh: bthh.org.vn
  5. Nguồn tin:

- THE HISTORY OF BLOOD TRANSFUSION AND BLOOD TRANSFUSION MEDICINE. bloodbook.com/trans-history.html.

- The History of Blood Banking.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

93.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan