Phong bế thần kinh: Chỉ định và chống chỉ định

Phong bế thần kinh là một trong những phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả đặc biệt đối với các bệnh nhân đau cột sống thắt lưng, đau cổ vai gáy hay thậm chí cả với các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đang phải chịu đựng những cơn đau dữ dội hàng ngày. Vậy phong bế thần kinh được chỉ định và chống chỉ định với những đối tượng nào?

1. Phong bế thần kinh là gì?

Phong bế thần kinh là thủ thuật giúp giải quyết các triệu chứng đau ở nhiều nơi có nguồn gốc liên quan đến các rễ thần kinh. Bệnh lý thường được dùng phương pháp này nhất là các trường hợp đau lưng, đau cổ kéo dài do nguyên nhân thoái hoá cột sống.Tác dụng của thủ thuật này là ngăn chặn sự truyền dẫn tín hiệu đau gửi về não bằng cách gây tê tại chỗ cho các dây thần kinh. Hoạt chất sử dụng cho quá trình gây tê là ancol hay phenol. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng tương tự thủ thuật này với các chất steroid để làm giảm hiện tượng viêm xung quanh các rễ thần kinh, do đó nó cũng làm giảm đáng kể tình trạng đau trong một thời gian dài.

Phong bế thần kinh chỉ có tác dụng tạm thời và nó không phải lại phương pháp đem lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, sự đáp ứng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Cho nên, thủ thuật phong bế thần kinh thường được tiến hành từng đợt và sau đó ngừng lại để đánh giá hiệu quả. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy tốt hơn sau một đợt tiêm, bên cạnh đó số khác lại nhận thấy hoàn toàn không có sự cải thiện nào cả. Trong trường hợp phong bế thần kinh không đem lại hiệu quả thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn một phương pháp điều trị khác.Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng phong bế thần kinh là phương pháp giúp giảm đau cho người bệnh nhưng nó không phải là phương pháp giúp kéo dài cuộc sống cũng như cải thiện tiên lượng của bệnh nhân.

Tiêm 1 mũi vắc-xin Varicella có khả năng phòng bệnh không?
Thủ thuật chỉ có tác dụng điều trị giúp giảm đau kịp thời

2. Chỉ định và chống chỉ định phong bế thần kinh

2.1. Chỉ định phong bế thần kinh

Phương pháp phong bế thần kinh sẽ được bác sĩ chỉ định giúp chẩn đoán, tiên lượng và điều trị các triệu chứng đau:

  • Xác định nguyên nhân gây đau đối với các nhánh thần kinh có vùng phân bố khu trú đặc hiệu cũng như các cơ chế liên quan đến sự phát sinh đau.
  • Chẩn đoán phân biệt về vị trí và nguyên nhân gây ra cơn đau, chẳng hạn như bệnh nhân thoát vị nhiều tầng mà không rõ nguyên nhân nào gây ra triệu chứng.
  • Tiên lượng kết quả từ thủ thuật huỷ thần kinh
  • Giảm đau sau mổ, sau chấn thương.
  • Đau rễ thần kinh vùng thắt lưng hoặc đau khớp vùng chậu
  • Bệnh nhân đau cột sống không phẫu thuật
  • Vô cảm trong một số thủ thuật như phẫu thuật ngón tay

2.2 Chống chỉ định phong bế thần kinh

  • Chống chỉ định tuyệt đối: nhiễm khuẩn cục bộ tại vị trí tiêm, không tiến hành vô khuẩn tại chỗ trên da, vị trí tiêm có tồn tại khối u, có tiền sử dị ứng với thuốc tê cục bộ, giảm dung lượng máu nặng, thiếu hụt các yếu tố đông máu toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết, tăng áp lực nội sọ (tuỷ, đuôi ngựa và ngoài máng cứng), sử dụng corticoid có bảo quản chống phân huỷ bị chống chỉ định trong thủ thuật tiêm ngoài màng cứng và dưới nhện bởi vì nó có thể gây ra cơn tai biến ngập máu và phân huỷ hệ thần kinh trung ương lâu dài.
vi khuẩn
Không tiến hành phong bế thần kinh khi vị trí tiêm bị nhiễm khuẩn

3. Một số biến chứng thường gặp

Biến chứng thường gặp trong thủ thuật phong bế thần kinh có thể là sử dụng quá liều thuốc tê, hay phản ứng nhạy cảm với thuốc tê, hay tiêm thuốc vào mạch máu. Để hạn chế và tránh các biến chứng thì bác sĩ cần phải khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân thật cẩn thận và chi tiết, rõ ràng.

Một số biến chứng phổ biến và các xử trí:

  • Ngất thoáng qua, buồn nôn và nôn, chân tay mỏi có cảm giác giống kiến bò... các biến chứng nhẹ này thường tự hết.
  • Hôn mê: Nếu bệnh nhân hôn mê mà vẫn duy trì hô hấp tuần hoàn thì cho bệnh nhân thở oxy, truyền dịch và có thể hồi sức nếu cần. Nhưng nếu bệnh nhân hôn mê và ngừng thở thì phải bóp bóng oxy, đặt nội khí quản, và hô hấp nhân tạo nếu cần.
  • Co thắt phế quản hay có cảm giác ngứa: Biến chứng này có thể hết hoặc nếu không thì sẽ được điều trị bằng cách tiêm 0.5mg adrenalin dưới da hoặc sử dụng thuốc kháng histamin 1-2mg/kg.
hôn mê
Phong bế thần kinh quá liều có thể gây biến chứng hôn mê

  • Hạ huyết áp và mạch chậm: Nếu bệnh nhân gặp phải tình huống này, bác sĩ cần truyền bù khối lượng tuần hoàn bằng các dung dịch tinh thể đẳng trương, thở oxy, tiêm tĩnh mạch atropin 0.5mg (nếu mạch chậm). Sau 5 phút không cải thiện tình hình thì nhỏ giọt bắt đầu (dung dịch được pha bao gồm 1mg adrenalin, 500ml dung dịch NaCl 0.9%) với 20 giọt/phút. Có thể tăng thêm 10 giọt/phút sau 5 phút không thấy có hiệu quả. Trong trường hợp bệnh nhân ngừng tim thì phải hồi sức ngay, nếu bệnh nhân bị co giật cần theo dõi cẩn thận (có thể điều trị bằng diazepam 5mg tiêm tĩnh mạch hoặc thiopental tĩnh mạch liều nhỏ 50mg) kết hợp với thở oxy.

Phong bế thần kinh là một trong những phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả đặc biệt đối với những bệnh nhân có triệu chứng đau do xương khớp. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng được sử dụng thủ thuật này.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan