Quy trình kỹ thuật siêu âm vú

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ung thư vú là một căn bệnh trở nên phổ biến và gây nguy cơ tử vong cao cho phụ nữ. Do vậy, việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú là vô cùng cần thiết và có thể thực hiện thông qua kỹ thuật siêu âm vú.

1. Siêu âm vú là gì?

Siêu âm vú (siêu âm nhũ) là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến trong y tế. Siêu âm vú sử dụng sóng siêu âm để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong tuyến vú và cơ thể.

Ngày nay, đây được xem là một phương pháp an toàn, đơn giản, chi phí thấp, không độc hại lại nhanh có kết quả. Đặc biệt hơn, kĩ thuật siêu âm vú không gây đau đớn, sử dụng được cho tất cả các lứa tuổi, từ già đến trẻ và ở mọi giới tính. Vì thế, nó được sử dụng rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam trong việc chẩn đoán, phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt trong việc tầm soát ung thư vú.

2. Chỉ định siêu âm vú khi nào?

Siêu âm vú được chỉ định cho tất cả các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý và để góp phần đánh giá bản chất tổn thương ú. Điển hình là các nhóm bệnh lý sau:

  • Khối u vú, khối viêm và áp xe vú.
  • Chấn thương nghi ngờ tụ máu đụng dập vùng ngực và vú
  • Các loại đường rò ở vú nhát là tìm nguyên nhân, nguyên ủy liên quan của đường odf.
  • Các bệnh có hạch to ở ngực
  • Bệnh lý ở xương, các tạng liên quan nghi ngờ có phá hủy xâm lấn phần vú
  • Theo yêu cầu chuyên môn của bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, một số đối tượng sau cần chủ động đi khám và có thể yêu cầu thực hiện siêu âm vú:

  • Phụ nữ khoảng 20-30 tuổi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vú: Ở độ tuổi này, nếu phát hiện những triệu chứng đã nêu trên bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và được tư vấn kịp thời.
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên: Bác sĩ khuyên rằng phụ nữ trên 35 tuổi nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những nguy cơ về sức khỏe. Đặc biệt là người có tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư vú.
  • Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (dưới 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi): biểu hiện có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú cao, vì thế cần kiểm tra kịp thời.
Phân biệt tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh
Siêu âm vú được chỉ định cho tất cả các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý tổn thương vú

3. Mức độ chính xác của phương pháp siêu âm vú

Siêu âm chẩn đoán bệnh lý tuyến vú có độ chính xác cao, có thể chẩn đoán được những tổn thương khá nhỏ có đường kính dưới 5mm, có giá trị tích cực trong phát hiện ung thư sớm.

Tuy nhiên siêu âm vú có chính xác hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc, trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm.

4. Cần chuẩn bị gì khi siêu âm vú?

4.1 Cán bộ thực hiện

  • Phải là bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc chuyên khoa siêu âm.
  • Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng viên đã được hướng dẫn để ghi kết quả, trả kết quả cho bệnh nhân.

4.2 Thiết bị, vật tư đi kèm

  • Máy siêu âm, máy in ảnh siêu âm.
  • Máy vi tính và máy in giấy để đánh kết quả và in kết quả cho bệnh nhân.
  • Gel siêu âm, găng tay vô khuẩn cho bác sĩ, khẩu trang cho bác sỹ, giấy in ảnh siêu âm, giấy A4 để in kết quả, khăn lau cho bệnh nhân, hộp (hoặc xô) đựng khăn lau bệnh nhân, khăn che bệnh nhân, gối đầu, ga trải giường.

4.3 Bệnh nhân

Giải thích một số thông tin cần thiết để bệnh nhân hiểu và phối hợp thực hiện.

5. Quy trình kỹ thuật siêu âm vú

5.1 Chuẩn bị phòng làm việc

  • Kiểm tra đường điện từ nguồn vào đến các thiết bị máy để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân viên và bệnh nhân.
  • Bật máy điều hòa và quạt mát hoặc máy sưởi tùy theo mùa.
  • Chuẩn bị giường nằm cho bệnh nhân
  • Bật máy vi tính và máy in kết quả.
  • Bật máy siêu âm và máy in ảnh siêu âm để ở chế độ chờ.
Siêu âm vú - Phương pháp tầm soát ung thư vú
Siêu âm vú có vai trò quan trọng trong việc tầm soát ung thư vú

5.2 Kỹ thuật viên gọi bệnh nhân vào phòng:

  • Yêu cầu kiểm tra đúng thông tin cá nhân và chỉ định yêu cầu siêu âm của bệnh nhân.
  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm lên giường và bộc lộ hết phần vú hai bên. Cần lấy khăn che phủ những bộ phận kín đáo có liên quan.

5.3 Bác sỹ chọn đầu dò phẳng và chương trình siêu âm phần mềm

  • Bôi gel lên đầu dò
  • Thực hiện kỹ thuật siêu âm tổn thương qua các lớp cắt siêu âm. Có thể làm siêu âm ở các tư thế khác như nằm nghiêng, ngồi.. tùy từng trường hợp. Cần siêu âm cả hai bên vú để dễ so sánh và chẩn đoán.
  • Trong quá trình làm nếu cần giải thích thêm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu và phối hợp thực hiện
  • Khi làm xong thì dùng khăn sạch lau hết gel trên người bệnh nhân sau đó cho bệnh nhân ra phòng chờ kết quả.

6. Phân tích kết quả siêu âm vú

  • In hình ảnh siêu âm
  • Tổng hợp các hình ảnh siêu âm vú thu được để đọc kết quả cho kỹ thuật viên ghi. Cần mô tả kỹ tổn tổn thương và các ảnh hưởng kèm theo nếu có để giúp bác sĩ lâm sàng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
  • Nếu có thể chẩn đoán bệnh được thì ghi kết luận bệnh hoặc định hướng chẩn đoán, còn nếu không có thể chỉ cần mô tả hình ảnh siêu âm.
  • Bác sĩ siêu âm cần xem lại kết quả trước khi ký xác nhận.
  • Giải thích và dặn bệnh nhân cầm kết quả trở về với bác sĩ chỉ định
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Chủ đề: Điều xe trị Tầm áp Ung soát
Bài viết liên quan