Tác dụng phụ của corticosteroid được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến

Sử dụng corticosteroid tại chỗ là loại thuốc được kê đơn để điều trị bệnh vảy nến với công dụng làm giảm viêm và giảm ngứa. Điều trị vẩy nến bằng corticosteroid có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ.

1. Điều trị bệnh vảy nến bằng corticosteroid

Phần lớn bệnh nhân bị vảy nến thường điều trị bằng thuốc bôi. Và phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng corticosteroid tại chỗ. Đây là thuốc chống viêm mạnh có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Nhiều sản phẩm corticosteroids tại chỗ thường có sẵn với phạm vi hiệu lực từ hydrocortison là thấp nhất cho đến đến clobetasol là cao nhất.

Corticosteroid tại chỗ có sẵn trong một số sản phẩm như kem, thuốc mỡ, nước thơm, thuốc xịt, dầu gội đầu... Thông qua việc lựa chọn các sản phẩm sẵn có a corticosteroid cùng với sự kết hợp điều trị mục tiêu nhắm đến các vị trí tổn thương có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt.

2. Cơ chế hoạt động của corticosteroid trong điều trị tại chỗ của bệnh vảy nến

thuốc Corticosteroid
Thuốc corticosteroid

Corticosteroid liên kết với thụ thể corticosteroid và thay đổi sự sao chép gen. Corticosteroid có cấu trúc 4 vòng liên kết và việc sửa đổi cấu trúc này ảnh hưởng đến hiệu lực của phân tử. Sự tăng hiệu lực của phân tử sẽ thông qua các tác động liên kết của thụ thể corticosteroid bằng cách halogen hóa bằng flour hoặc clo ở vị trí cacbon 6 hoặc 9 của corticosteroid.

Hiệu lực của corticosteroid tại chỗ được chia thành 7 loại, trong đó loại nhẹ nhất là số “7” bao gồm kem hydrocortisone 1% không kê đơn và loại mạnh nhất là số “1” bao gồm các chế phẩm mạnh hơn như clobetasol.

Corticosteroid đầu tiên (hydrocortison) không mạnh. Nhưng, các corticosteroid mạnh được tạo ra bởi flour (hoặc clo) hoá có liên quan đến nguy cơ cao đối với các tác dụng phụ. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là do sự hiện diện của flour (hoặc clo), mà do khả năng của phân tử kích hoạt các thụ thể corticosteroid.

Chính vì vậy, hiệu lực và tác dụng phụ của corticosteroid có mối liên quan với nhau. Vì vậy, ở bất kỳ mức độ nào, một corticosteroid tại chỗ được tạo ra mạnh hơn (có hoặc không có flour/clo) sẽ có nhiều tác dụng phụ hơn.

3. Tác dụng phụ của corticosteroid khi điều trị bệnh vảy nến

Suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là tác dụng phụ toàn thân hiếm gặp của corticosteroid

Tác dụng phụ chính là điểm hạn chế của corticosteroid tại chỗ. Các tác dụng phụ nghiêm trọng của corticosteroid là:

  • Teo da
  • Thay đổi màu da.

Cho nên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi áp dụng để có thể tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Các tác dụng phụ toàn thân bao gồm:

Những tác dụng phụ này ít xảy ra khi sử dụng corticosteroid tại chỗ liều thấp, trung bình hoặc hiệu lực cao. Mặc dù, sử dụng corticosteroid tại chỗ hiệu lực cao có thể ức chế trục HPA. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế lượng thuốc được áp dụng có thể sẽ giúp hạn chế rủi ro cho các tác dụng toàn thân.

Tỷ lệ tác dụng phụ tăng song song với sức mạnh của thuốc cũng như cả thời gian điều trị. Vì vậy, điều quan trọng là sử dụng corticosteroid theo quy định và không nên có quan niệm “càng nhiều càng tốt”.

Một số tác dụng phụ phổ biến của corticosteroid tại chỗ bao gồm:

  • Cảm giác đau nhói,
  • Ban đỏ, mụn, vết rạn da ở nách hoặc háng,
  • Da dễ bị bầm tím hoặc rách da, thay đổi màu da hoặc làm da sạm đi, mạch máu mở rộng, tăng lông cục bộ..., thậm chí có thể phát triển cả bệnh vảy nến mủ. Gây ra các vấn đề về sức khoẻ như: huyết áp cao, tăng lượng đường trong máu.

Nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng sau điều trị. Điều quan trọng người bệnh cần làm là ngừng điều trị và báo cho bác sĩ da liễu những bất thường đang xảy ra.

Một điều cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng corticosteroid tại chỗ để điều trị bệnh vảy nến là không dừng sử dụng thuốc đột ngột. Bởi vì, nếu dừng sử dụng đột ngột có thể sẽ làm cho bệnh vảy nến bùng phát. Cho nên, để tránh xảy ra điều này, bác sĩ sẽ giảm dần liều lượng sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan