Vôi hóa mạch máu có nguy hiểm?

Nhiều bệnh nhân đi khám và phát hiện bị vôi hóa mạch máu mà không có những kiến thức căn bản về căn bệnh này nên tỏ ra lo lắng và không biết vôi hóa mạch máu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, có nguy hiểm hay không?

1. Vôi hóa mạch máu là gì?

Vôi hóa mạch máu là tình trạng lắng đọng các khoáng chất như canxi, tạo thành mảng bám trên thành mạch máu. Hiện tượng này cũng được hiểu là thành mạch bị xơ cứng hoặc xơ vữa do cholesterol bị lắng đọng, hoặc do quá trình lão hóa của cơ thể, mạch máu bị suy giảm độ đàn hồi theo tuổi tác.

Các yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ bị vôi hóa mạch máu:

  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, ...
  • Ít vận động, bị bệnh béo phì, cao huyết áp, thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Có nồng độ các chất trong máu tăng cao như lipid, cholesterol, triglycerid, đường máu,...
  • Lớn tuổi, bị lão hóa mạch máu sớm.
  • Hormone trong cơ thể thay đổi khi đến tuổi mãn kinh.
  • Do di truyền, gia đình có người bị vôi hóa mạch máu sớm.
Béo phì
Bệnh béo phì gây nguy cơ cao mắc vôi hóa mạch máu

2. Vôi hóa mạch máu có nguy hiểm?

Vôi hóa mạch máu có thể xảy ra ở bên trong hoặc ở giữa mạch máu. Tùy vào vị trí bị vôi hóa sẽ có những nguy cơ khác nhau. Ở mức độ nghiêm trọng, vôi hóa có thể cản trở sự lưu thông của mạch máu, gây xơ vữa và dẫn đến tắc nghẽn lòng mạch.

Người bệnh có thể sẽ không nhận thấy các triệu chứng của bệnh vôi hóa mạch máu cho đến khi xảy ra những nguy cơ sau:

  • Đau tim, đau ngực, nhồi máu cơ tim: Các mạch máu bị vôi hóa và cứng lại khiến tim phải co bóp nhiều hơn để có thể bơm máu.
  • Đông máu, tăng nguy cơ đột quỵ: Khi các mảng bám thành mạch bị bong ra, nó có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, với những triệu chứng như chóng mặt, đột ngột suy yếu.
  • Sa sút trí tuệ: Nguy cơ đột quỵ do vôi hóa mạch máu gây ra đi cùng với các triệu chứng như nhầm lẫn, khả năng nói, nhìn bị suy giảm.
  • Tay, chân không được cung cấp đủ máu: Khi các mạch máu bị cản trở, máu không được lưu thông tốt sẽ gây ra những cơn đau hoặc chuột rút ở chân, ngay cả khi đi bộ bình thường hoặc leo cầu thang.
  • Suy thận: Bệnh vôi hóa mạch máu thường được phát hiện ở những bệnh nhân bị suy thận.
Suy thận mãn tính là gì
Vôi hóa mạch máu gây suy thận

3. Điều trị và phòng ngừa vôi hóa mạch máu

Bệnh vôi hóa mạch máu khiến cho lòng mạch bị tắc nghẽn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật mạch máu.

Để làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám xơ vữa và phòng ngừa vôi hóa mạch máu, người bệnh cần:

  • Thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống lành mạnh: Không hút thuốc, thường xuyên tập thể dục.
  • Nếu người bệnh đang bổ sung canxi thì nên hỏi ý kiến và tư vấn của bác sĩ để có thể sử dụng liều lượng thích hợp.

Các triệu chứng của vôi hóa mạch máu thường khó nhận biết, do đó, người bệnh thường khó nhận ra cho đến khi xảy ra các nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là nguy cơ đột quỵ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan