Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh cườm nước (bệnh Glocom) còn có tên gọi khác là bệnh thiên đầu thống. Đây là hiện tượng tăng nhãn áp khiến hệ thần kinh thị giác bị tổn thương. Glocom không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mắt mờ dần mà lâu ngày còn có thể dẫn tới mù lòa. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh glocom và cách điều trị bệnh hiệu quả.

1. Bệnh Glocom là gì?

Bệnh glocom cũng như các bệnh liên quan tới thị lực khác thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên (người trên 50 tuổi). Ngoài ra, bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi khác, bao gồm cả trẻ em, nhất là những người bị cận thị, tăng huyết áp, nhãn áp cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh cườm nước có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu trong gia đình có người bị glocom thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn 3,7 lần so với người khác.

Để biết được bệnh glocom có mổ được không, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này.

Bệnh glocom được chia làm 2 dạng chính là glocom góc mở và glocom góc đóng.

  • Glocom góc mở:

Glocom góc mở rất khó phát hiện do bệnh phát triển âm thầm, trong thời gian đầu bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt, khiến người bệnh không cảm nhận được sự thay đổi, đến khi phát hiện ra các triệu chứng và đi khám thì bệnh đã trở nặng. Đối tượng thường bị tăng nhãn áp góc mở là người trung niên. Vì thế người bệnh hay chủ quan, nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh cườm nước với việc suy giảm thị lực của tuổi già.

Glocom góc đóng:

Glocom góc đóng là hiện tượng áp suất trong mắt tăng nhanh chóng, mắt bạn đột ngột bị đau, mỏi mắt kèm theo mắt đỏ và mờ đi đáng kể. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Nếu không cấp cứu kịp thời mắt của bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

2. Mắt bị Glocom có mổ được không?

Rất nhiều người bệnh thắc mắc bệnh glocom có mổ được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải mổ. Vậy khi nào mắt bị glocom cần phải mổ? Mắt bị glocom mổ bằng phương pháp nào?

Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không?
Bệnh glocom có mổ được không?

2.1. Khi nào mắt bị Glocom cần phải mổ?

Bệnh glocom ở thể nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ nhãn áp kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng thuốc lâu ngày không có tác dụng, bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Trường hợp thứ hai cần mổ mắt glocom là khi bệnh đã ở tình trạng nặng, hệ thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng. Để tránh nguy cơ mù lòa, người bị bệnh cườm nước cần phải tiến hành mổ.

Ngoài ra, những người bị tăng nhãn áp góc đóng cũng phải phẫu thuật nhanh chóng để giúp người bệnh bớt đau đớn, khó chịu.

2.2. Các phương pháp mổ Glocom

Có 3 phương pháp mổ glocom đang được sử dụng phổ biến hiện nay là cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch và mổ glocom bằng laser. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định, phù hợp với từng tình trạng khác nhau. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp mổ mắt trị glocom dưới sự tư vấn của các bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân bị glocom góc đóng, nhập viện với các biểu hiện đau đớn dữ dội các bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật sơ cứu, nhỏ thuốc nhằm hạ nhãn áp trước khi tiến hành phẫu thuật.

Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không
Mổ mắt điều trị glocom

  • Mổ glocom bằng phương pháp cắt bè củng giác mạc

Mổ cườm nước bằng phương pháp cắt bè củng giác mạc ra đời từ rất sớm. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt nhằm tạo đường thoát cho thủy dịch. Thủy dịch thừa sẽ theo đường này thoát ra ngoài, ổn định được áp suất trong mắt.

Mổ glocom bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch

Một chiếc ống dài khoảng 1,3cm làm bằng silicon sẽ được ghép vào mắt bệnh nhân, tạo thành ống thoát thủy dịch. Người bệnh sau khi mổ thường khá khó chịu do phải băng mắt. Mổ glocom bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch mất khá nhiều thời gian do người bệnh sẽ phải theo dõi khoảng vài tuần sau đó.

Mổ glocom bằng laser (trabeculoplasty)

Không cần phải sử dụng dao kéo như hai phương pháp trên, các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu vào khu vực bè giác mạc - khu vực thoát thủy dịch để tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ hỗ trợ việc thoát nước thủy dịch của mắt,còn trong bệnh glocom góc đóng lase để cắt mống mắt chu biên dự phòng cho mắt chưa bị bệnh từ đó hạ được nhãn áp. Quá trình này chỉ mất khoảng 15 - 20 phút, rất nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng sau này.

Mổ glocom bằng laser là một bước tiến trong y học, giúp việc điều trị glocom trở nên đơn giản và an toàn hơn. Với nhiều ưu điểm vượt trội, mổ glocom bằng laser đang được áp dụng rất phổ biến, giúp người bệnh có thêm nhiều lựa chọn trong việc mổ cườm nước. Sau khi mổ glocom bằng laser, người bệnh cần theo dõi khoảng 2 - 5 năm đề phòng trường hợp bệnh tái phát.

Ngoài 3 phương pháp mổ mắt trị glocom trên, tại NewZealand, y học hiện đại còn phát hiện ra công nghệ điều trị glocom bằng phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau đớn và vô cùng nhanh chóng. Người ta sẽ đưa một ống keo có kích thước nhỏ như một chiếc lông mi vào mắt. Ống keo này sẽ trực tiếp làm giảm áp lực trong mắt người bệnh.

3. Mổ Glocom có nguy hiểm không?

Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro nhất định. Sau khi mổ mắt điều trị glocom, người bệnh có thể gặp phải biến chứng như: mắt mờ, nhiễm trùng mắt, chảy máu mắt, đục thủy tinh thể, mù mắt. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra biến chứng là rất ít. Các phương pháp mổ mắt trị glocom hiện nay được đánh giá là khá an toàn. Bạn nên tiến hành phẫu thuật tại các bệnh viện lớn và uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, giúp cho việc điều trị được tiến hành thuận lợi.

Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không?
Tái khám định kì sau khi mổ mắt trị glocom

Sau khi tiến hành mổ mắt, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đẩy đủ (nếu có) và có chế độ kiêng khem, chăm sóc mắt giúp mắt nhanh chóng hồi phục và tăng cường thị lực. Khi thấy có bất cứ biểu hiện gì bất thường, thị lực suy giảm bạn cần tái khám để được can thiệp kịp thời.

Bài viết trên đây đã mang đến cái nhìn tổng quát về bệnh glocom. Không chỉ giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh glocom có mổ được không mà còn cung cấp những phương pháp mổ glocom đang được áp dụng hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và người thân của mình.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán glocom

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

56.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Carbachol
    Công dụng thuốc Carbachol

    Thuốc Carbachol được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt. Vậy thuốc Carbachol là thuốc gì, công dụng của thuốc Carbachol là gì và cách sử dụng thuốc như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Bệnh cườm nước có phải mổ không
    Khắc phục bệnh cườm nước mắt như thế nào?

    Xin chào bác sĩ! Mẹ em đã được chẩn đoán mắc bệnh cườm nước một bên mắt nhưng hiện tại chỉ nhìn thấy bóng mờ. Vậy bác sĩ cho em biết có cách nào khắc phục căn bệnh này hay ...

    Đọc thêm
  • Lacoma
    Công dụng thuốc Lacoma

    Thuốc Lacoma là nhóm thuốc được ưu tiên dùng để điều trị các bệnh về mắt, trong đó có bệnh tăng nhãn áp như thiên đầu thống (bệnh glocom). Vậy thuốc có thành phần hoạt chất gì và nên dùng ...

    Đọc thêm
  • Đau hốc mắt
    Gây mê nội khí quản cắt củng mạc sâu

    Gây mê nội khí quản là phương pháp vô cảm được áp dụng rộng rãi trong phẫu thuật cắt củng mạc điều trị cho các trường hợp bị viêm củng mạc hoặc tăng áp hốc mắt. Kỹ thuật này được ...

    Đọc thêm
  • Đau đầu vùng thái dương kèm ù tai là bệnh gì?
    Mắt thường xuyên đau nhức là do đâu?

    Chào bác sĩ, cháu hay bị đau mắt, mặc dù cháu đã đi khám ở bệnh viện 3 lần và có cắt kính loạn thị, nhưng mắt vẫn đau nhức. Vậy thưa bác sĩ, mắt thường xuyên đau nhức là ...

    Đọc thêm