Bệnh ung thư vòm họng có lây không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung bướu -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Ung thư vòm họng là một trong mười loại ung thư phổ biến thường gặp nhất hiện nay với tỉ lệ tử vong rất cao. Trung bình cứ khoảng 100.000 người thì có khoảng 20 - 50 người mắc bệnh ung thư vòm họng (số liệu thống kê trong vùng dịch tễ). Xoay quanh căn bệnh này, có rất nhiều người thắc mắc liệu ung thư vòm họng có lây không? Nguyên nhân gây ung thư vòm họng là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính xuất hiện tại vòm họng - phần cao nhất của họng. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là ở nam giới trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi. Triệu chứng của ung thư vòm họng bao gồm:

  • Đau họng kèm theo khó thở
  • Thường xuyên bị ngạt mũi, chảy máu cam
  • Đau nửa đầu
  • Ù tai, đau tai
  • Xuất hiện khối bất thường tại vùng cổ họng

Nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng này với những căn bệnh thông thường như nhức đầu, viêm họng, sổ mũi... Vì thế ung thư vòm họng thường được phát hiện muộn. Để kiểm tra xem mình có mắc ung thư vòm họng hay không bạn cần khám tai mũi họng và làm xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán.

2. Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng

Khi mới hình thành, ung thư vòm họng thường có dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm hoặc bệnh nội khoa về thần kinh, mạch máu. Người bệnh thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh vì cho rằng chỉ mắc chứng cúm hoặc viêm xoang thông thường.

Trước tiên, bạn thấy đau họng, khó nuốt. Khó nghe một bên tai hoặc cả hai. Bạn cũng có thể bị chảy máu cam, nhức đầu, mờ mắt, hắt xì, ù tai, đau đầu, khàn tiếng kéo dài. Nếu các triệu chứng kể trên kéo dài 3 tuần mà không thuyên giảm thì cần thăm khám bác sĩ để tầm soát ung thư.

Khi ung thư phát triển ở giai đoạn cuối, bạn thường xuyên bị ngạt mũi kèm chảy máu, mủ ở mũi; nổi hạch ở góc hàm có thể nhận biết cảm quan; hoặc liệt các dây thần kinh sọ não với các dấu hiệu như lác mắt, tê mặt, vẹo lưỡi, nuốt sặc...

Bệnh ung thư vòm họng có lây không?
Người bệnh có thể nổi hạch ở góc hàm

3. Ăn nhiều thức ăn lên men như dưa muối, cà muối làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư vòm họng

Để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư vòm họng có lây không thì trước hết chúng ta cần hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì? Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vòm họng vẫn chưa được tìm ra một cách chính xác và cụ thể nhưng người ta lại tìm thấy những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này như:

  • Người mắc virus HPV và virus EBV
  • Người ăn nhiều thức ăn lên men: dưa muối, cà muối

Yếu tố di truyền cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòng họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột...) bị mắc ung thư vòm họng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

4. Bệnh ung thư vòm họng có lây không?

Với sự nguy hại và mức độ ngày càng phổ biến của bệnh ung thư vòm họng, nhiều người lo ngại rằng căn bệnh này có thể lây từ người sang người. Vậy tiếp xúc với người bị ung thư vòm họng có lây không? Câu trả lời là không.

Bệnh ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không có khả năng lây nhiễm trực tiếp. Bệnh chỉ có thể lây một cách gián tiếp thông qua vi rút HPV - virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Virus HPV có thể lây truyền thông qua việc quan hệ tình dục với người bị bệnh, quan hệ tình dục bằng miệng.

5. Cách phòng tránh bệnh ung thư vòm họng

Dù ung thư vòm họng không lây truyền trực tiếp cũng như chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì nhưng bạn có thể phòng tránh bệnh với những lưu ý sau đây:

  • Điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tai - mũi - họng, không để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
  • Sinh hoạt điều độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm lên men như: cà muối, dưa muối.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Không sử dụng các chất kích thích.
Bệnh ung thư vòm họng có lây không?
Hạn chế chất kích thích để phòng tránh ung thư vòm họng

  • Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần.

Để phát hiện và chẩn đoán ung thư vòm họng kịp thời, nhằm có biện pháp điều trị phù hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản, bao gồm đầy đủ các dịch vụ cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng. Phát hiện các bất thường khác tại khu vực vòm - hạ họng - thanh quản.

Những đối tượng nguy cơ mắc ung thư vòm họng dưới đây nên tầm soát ung thư sớm để có thể phát hiện bệnh kịp thời::

  • Khách hàng có gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng,
  • Khách hàng hút thuốc lá, uống rượu nhiều.
  • Khách hàng có các triệu chứng bất thường thường xuyên: chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, nổi u hạch vùng cổ...
  • Khách hàng có nhu cầu nên khám định kỳ để sàng lọc bệnh lý về ung thư vòm họng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan