Ai được khuyến cáo tiêm vắc-xin viêm gan A?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mặc dù không như viêm gan B và C, viêm gan A không gây ra bệnh gan mạn tính và hiếm khi gây tử vong, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng suy nhược và viêm gan tối cấp thường dẫn đến tử vong.

1. Bệnh viêm gan A lây truyền như thế nào?

Bệnh viêm gan A là do virus viêm A gây ra, chúng xâm nhập vào tế bào gan và gây nên viêm ở đây. Tình trạng viêm gan có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau của viêm gan A và với mức độ từ nhẹ đến nặng.

Virus viêm gan A thường lây qua đồ ăn hoặc uống có bị nhiễm phân, thậm chí chỉ là một lượng rất nhỏ. Viêm gan A không lây lan qua hắt hơi hoặc ho.

Dưới đây là một số cách cụ thể mà virus viêm gan A có thể lây lan:

  • Ăn thức ăn được chế biến bởi người nhiễm virus không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh
  • Uống nước nhiễm bẩn
  • Ăn sò sống từ nước bị ô nhiễm nước thải
  • Tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh - ngay cả khi người đó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh viêm gan A
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm virus

Bệnh viêm gan A có thể gây tác động xấu đáng kể đến kinh tế và xã hội trong cộng đồng do người lao động có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để khỏi bệnh hoàn toàn và mới trở lại với công việc, trường học hoặc cuộc sống hàng ngày.

Viêm gan lây
Con đường lây bệnh của virus viêm gan A

2. Ai dễ nhiễm virus viêm gan A nhất?

Người có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A cao nhất khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan A cao hoặc trung bình, đặc biệt là Châu Phi, Châu Á (trừ Nhật Bản), Đông Âu, Trung Đông, Nam và Trung Mỹ, Mexico và Greenland
  • Có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với người bị nhiễm bệnh
  • Sử dụng chất kích thích bất hợp pháp
  • Có mắc bệnh gan mãn tính
  • Nghiên cứu về bệnh viêm gan A tại phòng thí nghiệm
  • Mắc rối loạn đông máu hoặc được truyền yếu tố đông máu
  • Sống tại cộng đồng có tỷ lệ viêm gan A cao
  • Chế biến thực phẩm
  • Người chăm sóc người bệnh mãn tính hoặc tàn tật
  • Người có hệ thống miễn dịch suy giảm do ung thư, HIV, sử dụng thuốc steroid kéo dài hoặc người nhận ghép tạng.

3. Chỉ định tiêm vắc-xin cho đối tượng nào?

Tiêm vắc-xin viêm gan A được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn sống ở những khu vực có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan A cao hoặc những người có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan A. Cụ thể các đối tượng được tiêm vắc-xin viêm gan A như sau:

  • Quân nhân.
  • Người sống trong hoặc di cư, du lịch đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan A cao.
  • Người có hành vi tình dục nguy cơ cao như nam quan hệ tình dục đồng tính và song tính.
  • Người sử dụng các chất kích thích bất hợp pháp.
  • Người sống tại cộng đồng đang có dịch viêm gan A bùng phát.
  • Người làm việc trong các cơ sở chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
  • Nhân viên của trường mẫu giáo.
  • Người làm việc với virus viêm gan A trong phòng thí nghiệm.
  • Người chăm sóc động vật linh trưởng.
  • Người mắc bệnh máu khó đông.
  • Đầu bếp.
  • Người mắc bệnh gan mạn tính.
Cô giáo mầm non
Nhân viên của trường mẫu giáo là đối tượng cần tiêm vắc-xin

4. Lý do khách hàng nên tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org, healthline.com, who.int

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

454 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan