Bệnh uốn ván nguy hiểm thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay nhờ vào Chương trình tiêm chủng, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý những thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

1. Bị uốn ván có nguy hiểm không?

Bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/ mắc của uốn ván từ 10 - 90%, tỷ lệ chết cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống. Tuy nhiên, uốn ván vẫn là một bệnh rất nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh, người bị thương không được dự phòng.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 3–21 ngày, trực khuẩn phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Sau khi bị thương, khoảng 15% trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% phát bệnh sau 14 ngày, trung bình là 7 ngày.

  • Uốn ván toàn thân: Đây là thể uốn ván thường gặp nhất. Các dấu hiệu sớm bao gồm triệu chứng khó mở miệng (cứng hàm), nuốt khó, cứng và đau ở vùng cổ, vùng vai và sau lưng. Tiếp theo là tình trạng co cứng cơ bụng, cơ ngực, cơ hoành và các cơ ở chi, cuối cùng sẽ xuất hiện các cơn co cứng kịch phát toàn thân. Cơn co cứng toàn thân được kích thích bởi ánh sáng, tiếng động và tần suất ngày càng tăng dần. Các cơn co cứng kịch phát làm bệnh nhân uốn cong người, rách hay đứt cơ, co thắt cơ hô hấp gây ngạt và dẫn đến tử vong đột ngột. Một số bệnh nhân ở mức độ nhẹ chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào.
  • Uốn ván ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn, trẻ đẻ ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân do sử dụng các vật dụng không vệ sinh khi cắt cuống rốn cho trẻ. Triệu chứng thường gặp là cứng hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu là thể hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm: cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, hay gặp là dây số VII, tỷ lệ tử vong cao.

Hình ảnh uốn ván trẻ sơ sinh
Hình ảnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

2. Biến chứng của bệnh uốn ván

Sau đây là những biến chứng bệnh uốn ván nếu không điều trị uốn ván kịp thời:

  • Gãy xương: thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật nhưng trường hợp nặng có thể bị gãy xương.
  • Viêm phổi: Nếu hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp dần dần phát triển thành viêm phổi.
  • Co thắt thanh quản: gây khó thở, ngạt thở đãn đến suy hô hấp và tử vong
  • Động kinh: Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến não, người bị bệnh uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự như động kinh.
  • Thuyên tắc phổi: Một mạch máu trong phổi có thể bị tắc nghẽn và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn. Bạn cần điều trị bằng oxy và thuốc chống đông máu.
  • Suy thận nặng (suy thận cấp): Co thắt cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến sự phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận nặng.

Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể có biến chứng rối loạn thần kinh thực vật” biểu hiện bởi hiện tượng rối loạn nghiêm trọng về nhịp tim (lúc rất nhanh, lúc lại rất chậm), huyết áp (lúc tăng cao, lúc hạ thấp), và nhiệt độ cơ thể (có thể tăng cao liên tục 40 - 41 độ C), dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh nhân nằm tại khoa hồi sức với thời gian kéo dài như nhiễm trùng cơ hội, viêm phổi do thở máy (nhiễm các tác nhân đa kháng kháng sinh), teo cơ - cứng khớp... Nếu bạn có các bệnh lý nền tiềm ẩn như bệnh tim mạch, gan thận, đái tháo đường... sẽ có nguy cơ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý. Kể cả khi bệnh uốn ván hồi phục có thể xuất viện, phần lớn các trường hợp bị uốn ván vẫn chưa thể quay trở lại công ăn việc làm trước đó do hậu quả cứng cơ khớp đã nêu và tình trạng cứng cơ khớp này có thể kéo dài 6 - 12 tháng tùy theo từng cá nhân.

Biến chứng bệnh uốn ván
Biến chứng của bệnh uốn ván làm gãy xương của người bệnh

3. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh uốn ván?

Tiêm vắc-xin phòng bệnh là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất. Hiện nay, tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thực hiện dịch vụ tiêm vắc-xin phòng uốn ván đơn thuần (vắc-xin phòng uốn ván hấp phụ TT) và vắc-xin phối hợp (6 trong 1, 5 trong 1, 4 trong 1, 3 trong 1 được sản xuất bởi hãng GSK của Bỉ và Sanofi Pasteur của Pháp) cho mọi đối tượng theo độ tuổi và cho cả phụ nữ mang thai.

Những ưu điểm khi tiêm phòng tại Vinmec bao gồm:

  • Trước khi tiêm vắc-xin, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa Nhi – vắc-xin để giúp khách hàng đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn các loại vắc-xin phòng bệnh phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ giúp gia đình yên tâm trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% đối tượng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống Bệnh viện Vinmec luôn luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn nhất.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, với tủ lạnh chứa vắc-xin tại mỗi phòng tiêm là tủ lạnh chuyên dụng vẫn có thể đảm bảo nhiệt độ +2 độ C đến +8 độ C khi mất điện trong vòng 24 giờ, nhằm giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Hiện Vinmec đang xây dựng phần mềm có thể kiểm tra lịch sử tiêm của trẻ hoặc đặt lịch nhắc để cha mẹ không quên lịch tiêm chủng của con qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.
  • Thông tin tiêm chủng sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bác sĩ Nguyễn Hải Hà từng công tác nhiều năm tại Khoa Nhi – Sơ sinh Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội và Khoa sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trước khi đảm nhiệm vị trí là Trưởng đơn nguyên vắc xin thuộc khoa Ngoại trú Nhi bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City như hiện nay

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan