Các câu hỏi phổ biến về bệnh dại và vắc-xin dại

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại (Rabies virus), là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà khi lên cơn dại cả người và động vật đều không có thuốc cứu chữa. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về bệnh dại và vắc-xin dại mà hầu hết mọi người đều băn khoăn.

1. Bệnh dại

1.1. Bệnh dại là gì và cách thức lây truyền?

Bệnh dại do virus dại gây ra, có thể truyền nhiễm từ động vật sang người thông qua nước bọt của động vật bị dại khi cắn, cào trầy xước vào cơ thể người. Bệnh dại cũng có thể truyền nhiễm khi động vật bị dại liếm vào vết thương trên da của ai đó.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh dại là điên cuồng và bại liệt, nhưng triệu chứng phổ biến nhất là điên cuồng.

1.2. Khi bị động vật cắn, nên làm gì?

  • Trước hết cần vệ sinh sạch vết thương dưới vòi nước với xà phòng, sát trùng bằng cồn 70% trong khoảng từ 10 - 15 phút;
  • Sau đó đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để tiêm phòng vắc-xin. Trong trường hợp, vết thương bị động vật dại cắn ở vị trí nhiều dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh trung ương như: mặt, cổ, bộ phận sinh dục,... cần phải tiêm cả huyết thanh kháng dại (SAR) và vắc-xin phòng dại.
Chó căn, bệnh dại
Động vật có thể truyền virus dại qua vết thương

1.3. Không được làm gì với vết thương của động vật dại?

Đối với vết thương bị động vật cắn không được băng bó, đắp kín vết thương. Việc sử dụng các chất kích thích như: ớt bột, axit, kiềm cũng bị nghiêm cấm.

1.4. Động vật có dấu hiệu của bệnh dại sẽ như thế nào?

Không kiểm soát được hành vi như cắn người ngay cả khi không bị trêu chọc, chạy trong vô thức, sủa khàn, liên tục chảy nước bọt, sùi bọt mép.

1.5. Chó, mèo có cần phải theo dõi sau khi gây ra vết cắn không?

Khi chó, mèo gây ra vết cắn bạn phải theo dõi chúng chặt chẽ và phải thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn. Như vậy, vắc-xin tiêm sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

1.6. Những dấu hiệu của người mắc bệnh dại?

  • Hầu hết người bệnh đều xuất hiện triệu chứng đau, ngứa vết thương và sốt, mệt mỏi;
  • Ngoài ra còn có các dấu hiệu: sợ nước, sợ ánh sáng, tiếng ồn..;
  • Tâm trạng bất an, bứt rứt, lo sợ;
  • Tăng động.

Thời gian bị bệnh dại thường từ 2 đến 3 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài từ 5 đến 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực

Sốt cao
Người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt cao và mệt mỏi

1.7. Cơ hội sống sót nào cho người mắc bệnh dại?

Cơ hội sống sót cho người mắc bệnh dại gần như là con số 0. Bởi hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh dại.

1.8. Có biện pháp nào điều trị cho bệnh nhân bệnh dại không?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh nhân bệnh dại. Biện pháp duy nhất là giữ được cho bệnh nhân tinh thần thoải mái, giảm cảm giác bồn chồn, bất an như:

  • Để người bệnh trong không gian yên tĩnh, không tiếng ồn, ánh sáng dịu nhẹ, để tránh làm tăng nguy cơ co thắt và co giật;
  • Sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm an thần như diazepam 10mg, chlorpromazine 50-100mg, tiêm morphin;
  • Nếu bệnh nhân không ăn được thì cần truyền dịch tĩnh mạch qua đường miệng;

1.9. Chó, mèo đã được tiêm phòng dại nhưng sau khi gây ra vết cắn thì cần tiêm vắc-xin nữa không?

Câu trả lời là không, nhưng để an toàn, bạn có thể lựa chọn dùng vắc-xin điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thích hợp.

Tiêm phòng cho chó
Tiêm phòng vắc-xin dại cho chó mèo

1.10. Khi bị dơi, chuột cắn, có cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) không?

Dơi, chuột thuộc nhóm động vật ít gây dại, nhưng để an toàn, sau khi bị nhóm động vật này cắn, bạn nên rửa sạch vết thương và tham khảo ý kiến bác sĩ bệnh truyền nhiễm trong việc dùng PEP.

1.11. Nếu vô tình ăn phải thịt động vật bị bệnh dại có gây nguy hiểm không?

Không nên ăn thịt động vật bị dại. Nếu thịt của chúng đã nấu chín thì không đáng lo vì thịt nấu chín không truyền bệnh dại. Nếu là thịt sống thì ngay lập tức cần đến bệnh viện để áp dụng PEP.

1.12. Cần làm gì để phòng chống bệnh dại?

  • Thực hiện tiêm phòng dại cho chó mèo;
  • Không tiêu thụ các thực phẩm của động vật bị dại như: thịt, trứng, sữa.
Ăn trứng gà thế nào là hợp lý?
Hạn chế tiêu thụ sản phẩm của động vật dại như trứng,...

2. Vắc-xin ngừa dại

2.1. Vắc-xin phòng dại nào tiêm cho người để có thể miễn dịch cả đời?

Hiện nay, không có loại vắc-xin nào có thể tạo ra sự miễn dịch cả đời, nó chỉ có tác dụng miễn dịch trong một thời gian ngắn.

2.2. Tôi đã tiêm vắc-xin phòng dại rồi thì có bị bệnh dại khi bị động vật cắn?

Không. Bởi vắc-xin dại trên người đã được bất hoạt và được kiểm định về chất lượng, độ an toàn và vô tình, nên đã tiêm phòng bệnh dại không thể gây bệnh dại.

2.3. Vắc-xin phòng dại có ảnh hưởng gì đến phụ nữ có thai và cho con bú không?

Việc tiêm vắc-xin dại cho phụ nữ mang thai và cho con bú là điều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ đánh giá lợi và hại trước khi tiêm. Tuy nhiên, vắc -dại không chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Những trường hợp bệnh nhân đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi cần thiết.

2.4. Đối với trẻ em, việc tiêm phòng dại diễn ra như thế nào? Liệu tiêm phòng vắc-xin có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

  • Trẻ em khi bị động vật dại cắn, nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại.
  • Tiêm vắc-xin phòng dại như: Verorab rất an toàn, không gây hại hay nguy hiểm gì đến sức khỏe của con người. Do thuốc đã đáp ứng được miễn dịch cao sau khi được tiêm đủ liều.
Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được tiêm phòng vắc-xin

2.5. Vắc-xin dại có tác dụng phụ không?

Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ do vắc-xin ngừa dại gây ra. Nhẹ thì là đau tại chỗ tiêm, sưng, ngứa... Một số triệu chứng phản ứng của cơ thể như: sốt, ngất, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn,.... Trầm trọng hơn là sốc phản vệ, ban đỏ, mày đay...

2.6. Cách dùng và liều lượng vắc-xin tiêm phòng dại?

  • Cách dùng: Trước tiên tháo nắp lọ, bơm dung môi từ bơm tiêm vào lọ vắc-xin đông khô hay rút dung môi từ ống vào 1 bơm tiêm rồi bơm vào lọ vắc-xin đông khô. Lắc kỹ cho đến khi vắc-xin đồng nhất và thu được dung dịch trong suốt. Cuối cùng là thực hiện tiêm.
  • Liều lượng: Người lớn và trẻ em đều có liều lượng tiêm như nhau, nhưng tùy theo đường tiêm mà thay đổi liều lượng như: Tiêm bắp liều lượng là 0,5, nhưng tiêm trong da liều lượng chỉ là 0,1 ml.
Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Trung tâm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec

2.7. Tiêm vắc-xin phòng dại có cần kiêng gì không và có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?

Sau khi tiêm vắc-xin, bạn phải kiêng rượu, bia, các chất kích thích. Vắc-xin không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2.8. Khi tiêm phòng vắc-xin, tôi cần lưu ý điều gì?

  • Sau khi bị động vật cắn cần đến làm sạch vết thương và đến ngay cơ sở y tế để được tiêm phòng;
  • Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ về liều lượng, mũi tiêm,...;
  • Bạn không nên làm việc quá sức và sử dụng các chất kích thích;
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
Nằm nghỉ ngơi
Người bệnh cần được nghỉ ngơi

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị và gây tử vong cho bệnh nhân. Ngay khi bị động vật cắn, bạn nên đến trung tâm y tế để tiêm phòng. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp vắc-xin phòng bệnh dại của Pháp . Vắc-xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể dùng vắc-xin này trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Để biết thêm thông tin chi tiết về loại vắc-xin này bạn vui lòng liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: rabiesalliance.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan