Cách dự phòng bệnh thương hàn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thương hàn là một bệnh cấp tính toàn thân lây truyền qua đường tiêu hóa, bệnh do trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó thương hàn (Salmonella paratyphi A, B) gây nên với bệnh cảnh sốt kéo dài, có nhiều biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não dễ dẫn đến tử vong. Muốn phòng được bệnh thương hàn trước hết phải nắm được đặc điểm dịch tế của bệnh thương hàn.

1. Đặc điểm dịch tễ

1.1 Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh

Tác nhân gây bệnh thương hàn là trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và phó thương hàn Salmonella paratyphi A, B.

  • Trực khuẩn thương hàn có khả năng sống tốt, chúng có thể chịu được lạnh, ở nước đá sống 2 - 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 - 10 ngày, trong phân từ một đến vài tháng.
  • Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 30 phút, cồn 900 trong vài phút, các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng (chloramin 3%, phenol 5%).

1.2 Đặc điểm nguồn bệnh

Nguồn gây bệnh duy nhất là người, bao gồm:

  • Bệnh nhân: Bài tiết vi khuẩn theo phân (là chủ yếu), ngoài ra còn theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn. Vi khuẩn thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2- 3 của bệnh.
  • Người mang khuẩn:

-Người mang khuẩn sau khi khỏi bệnh: bệnh nhân khỏi hết các triệu chứng nhưng 3-5 % vẫn tiếp tục mang vi khuẩn sau vài tháng (do vi khuẩn khu trú ở túi mật, đường dẫn mật...)

-Người mang khuẩn không có biểu hiện lâm sàng (người lành mang vi khuẩn): đây chính là đường lây quan trọng khó kiểm soát.

1.3 Đường lây bệnh

Lây đường tiêu hoá, có 2 cách lây:

  • Đường lây chủ yếu là do ăn, uống phải thực phẩm, nước bị ô nhiễm vi khuẩn, không được nấu chín. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những dịch thương hàn có quy mô lớn.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với chất thải, chân tay, đồ dùng... của bệnh nhân hay người mang trùng.

2. Các biện pháp phòng ngừa bệnh thương hàn

2.1 Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe

2.1.1 Nội dung tuyên truyền

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thực hành ăn chín, uống sôi.
  • Rửa tay sạch: Trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

2.1.2 Kênh tuyên truyền

  • Truyền thông đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, quảng cáo, báo.
  • Truyền thông trực tiếp: Nói chuyện, họp tổ dân phố, các hội đoàn...
  • Tờ bướm, băng rôn, áp phích.

2.2 Vệ sinh phòng bệnh

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi chưa xử lý để bón cây trồng.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thực hành ăn chín, uống sôi.
  • Phòng chống ruồi.
  • Rửa tay đúng cách: trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ruồi muỗi
Phòng chống ruồi giúp phòng ngừa bệnh thương hàn

2.3 Chích ngừa vắc- xin thương hàn phòng bệnh thương hàn

  • Tiêm chủng: Vắc-xin phòng ngừa bệnh thương hàn, vắc xin thương hàn có hiệu quả bảo vệ tốt là vắc-xin Typhim Vi (Sanofi, Pháp)
  • Vắc-xin chích ngừa được dùng để phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi; đặc biệt nên sử dụng cho những người sống hay đi du lịch đến những vùng có bệnh lưu hành, người di cư, quân nhân, nhân viên y tế dễ có nguy cơ bị mắc bệnh. Vắc-xin phòng ngừa thương hàn tiêm không có chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi; đối với trẻ em từ 2 - 5 tuổi phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Chích ngừa thương hàn thường tiêm một liều vắc-xin thương hàn 0,5ml ở bắp thịt được bảo vệ trong vòng ít nhất là 3 năm. Tiêm chích ngừa vắc-xin thương hàn khoảng 24 giờ có thể có một số phản ứng phụ như: 10% đau nhẹ tại chỗ tiêm, có phản ứng viêm hoặc nổi cục cứng nhưng ít gặp hơn; thực tế có khoảng từ 1 - 5% các trường hợp tiêm vắc-xin có biểu hiện sốt nhẹ.

Nên hoãn tiêm vắc-xin cho những người đang bị sốt hoặc nhiễm khuẩn nặng, nếu nghi ngờ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ. Không nên tiêm vắc-xin phòng bệnh thương hàn cho những người bị mẫn cảm với thành phần của vắc-xin. Đối với phụ nữ có thai, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh thương hàn cần được cân nhắc khi tại địa phương có nguy cơ dịch bệnh xảy ra và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Vai trò của vắc-xin thương hàn

Vắc-xin Typhim Vi là vắc xin được phòng ngừa bệnh thương hàn được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Vắc xin thương hàn được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng ở trong vùng dịch hoặc những người đi du lịch đến những khu vực có dịch thương hàn đang lưu hành. Vắc-xin phòng bệnh thương hàn sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa sốt thương hàn gây ra do khuẩn Salmonella typhi.

Thành phần

Vắc-xin Typhim 0,5ml được đóng sẵn thành phần mỗi liều có chứa:

  • Polysaccharide của Salmonella typhi chủng Ty2: 25mcg
  • Tá dược: Phenol và dung dịch đệm chứa sodium chloride, disodium phosphate dihydrate, sodium dihydrogen phosphate dihydrate.
  • Nước pha tiêm.
Vắc-xin thương hàn Typhim Vi (Sanofi, Pháp):
Vắc-xin thương hàn Typhim Vi đang được bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai tiêm chủng dịch vụ

4. Vì sao nên tiêm vắc-xin tại Vinmec

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc -xin Typhim Vi 0.5ml hãng Sanofi (Pháp) phòng bệnh thương hàn được tiêm cho đối tượng trẻ từ 2 tuổi và người lớn, khả năng miễn dịch sau tiêm vắc - xin kéo dài 3 năm nên tiêm nhắc lại sau 3 năm. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec:

  • Trẻ tiêm vắc-xin sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi, xử trí và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ chuyên gia y tế, bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ sau tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi ra về.
  • Trẻ được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn và đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố không may xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ trước và sau khi tiêm có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt, thoải mái.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản theo hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng vắc-xin.
  • Bố mẹ của trẻ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ trên hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan