Tiêm chủng và bệnh hồng cầu hình liềm

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm được coi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất đối với một số bệnh nhiễm trùng và nên tuân thủ chặt chẽ lịch tiêm chủng. Vậy lịch tiêm chủng cho trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm sẽ như thế nào?

1. Tại sao những người bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ bị nhiễm trùng cao?

Bệnh hồng cầu hình liềm (tên tiếng Anh Sickle Cell Disease, viết tắt là SCD) là một nhóm các rối loạn tế bào hồng cầu di truyền. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có hình tròn và chúng di chuyển qua các mạch máu để mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Ở người mắc hồng cầu hình liềm, các tế bào hồng cầu trở nên cứng, dính và có hình dáng trông giống hình chữ C hay hình lưỡi liềm. Các tế bào hình liềm chết sớm, gây ra tình trạng thiếu hồng cầu liên tục. Ngoài ra, khi chúng đi qua các mạch máu nhỏ, các tế bào hồng cầu bất thường này bị mắc kẹt và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu. Điều này có thể gây đau và các vấn đề nghiêm trọng khác như nhiễm trùng, hội chứng ngực cấp và đột quỵ.

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm bắt đầu bị tổn thương nội tạng ngay trong năm đầu đời. Một trong những cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng đó là lá lách. Lá lách là một cơ quan nhỏ ở bên trái ổ bụng phía dưới lồng ngực. Lá lách có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các tế bào hồng cầu cũ và bị hư hỏng.

Lá lách cũng là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch như: lọc vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn encapsulated bacteria) và sản xuất tế bào lympho, đây là một tế bào bạch cầu giúp tạo kháng thể chống nhiễm trùng hoặc đáp ứng với tiêm vắc-xin.

Cường lách
Lá lách là một trong những bộ phận bị tổn thương đầu tiên bởi bệnh hồng cầu hình liềm

Các tế bào hồng cầu đi qua một số khu vực rất nhỏ trong lá lách. Khi các tế bào hồng cầu hình liềm trong lá lách, chúng sẽ làm hỏng lá lách. Những tổn thương này xảy ra liên tục ở những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm với mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến chức năng của lá lách có thể bị mất trước 5 tuổi. Mất chức năng của lách sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.

2. Các loại vi khuẩn cần quan tâm trong bệnh hồng cầu hình liềm

  • Streptococcus pneumoniae: Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở trẻ em và người lớn. Ngoài ra, nó có thể gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Neisseria meningitidis: Vi khuẩn này một trong những nguyên nhân gây ra viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em và thanh niên. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Haemophilus influenzae type b: Trước khi có vắc-xin, vi khuẩn này từng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ em.
  • Cúm: đây là một loại vi-rút gây nhiễm trùng đường hô hấp. Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm khi bị nhiễm cúm có nhiều khả năng phải nhập viện. Ngoài ra, khi người bệnh này mắc cúm có thể gây ra các biến chứng ở phổi như hội chứng ngực cấp.
Virus cúm A
Virus cúm khiến bệnh hồng cầu hình liềm trở nên trầm trọng hơn

3. Tiêm vắc-xin ở người bệnh hồng cầu hình liềm

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) tiêm vắc-xin là cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Trẻ em và người lớn mắc bệnh hồng cầu hình liềm nên được tiêm chủng bằng tất cả các loại vắc-xin theo khuyến cáo hiện nay, tương tự như với người khỏe mạnh.

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm được coi là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất đối với một số bệnh nhiễm trùng. Do đó, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo các đối tượng này ngoài những vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, người bệnh cần tuân theo lịch tiêm chủng đặc biệt cho các loại vắc-xin sau:

  • Vắc-xin phế cầu khuẩn: Loại vắc-xin này bảo vệ có thể người bệnh chống nhiễm trùng viêm phổi do Streptococcus. Lịch tiêm chủng của loại vắc-xin này bắt cho tất cả trẻ sơ sinh (2, 4, 6 và 12-15 tháng tuổi). Trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm nên được tiêm nhắc lại loại vắc-xin này khi được 2 tuổi và liều thứ hai sau 05 năm.
  • Vắc-xin não mô cầu: Tất cả trẻ em đều được chủng ngừa Neisseria meningitidis nhưng trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm được tiêm loại vắc-xin này sớm hơn. Có hai cách để tiêm chủng: cách một là tiêm chủng tương tự như trẻ sơ sinh thông thường (bốn liều lúc 2, 4, 6 và 12 -15 tháng tuổi) và cách hai là sau 7 tháng tuổi với hai liều. Tiêm vắc-xin não mô cầu đòi hỏi trẻ mắc hồng cầu hình liềm cần phải tiêm nhắc lại trong suốt cả cuộc đời.
Tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu
Trẻ em mắc bệnh đều phải tiêm nhắc lại mũi não mô cầu trong suốt cả cuộc đời

  • Haemophilus influenzae type b: Tiêm vắc-xin phòng Haemophilus là một phần của việc chủng ngừa mở rộng trong năm đầu đời với bốn mũi.
  • Cúm: những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Vắc-xin cúm có thể được tiêm hàng năm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Đối với các trường hợp dưới 8 tuổi lần đầu tiên được tiêm vắc-xin cúm, cần phải tiêm hai mũi(mỗi mũi cách nhau ít nhất bốn tuần). Sau đó, mỗi năm tiêm nhắc lại một lần. Người bệnh hoặc bố mẹ có trẻ mắc hồng cầu hình liềm cần lưu ý thời điểm diễn ra bệnh cúm thường vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu đã được tiêm vắc-xin cúm vào tháng 1, thì người bệnh sẽ cần tiêm nhắc lại vào tháng 10 trong năm đó để bảo vệ cơ thể trong mùa cúm mới.

Những loại nhiễm trùng này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nhờ có vắc-xin nên đã giảm đáng kể nguy cơ cho người mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm từ sơ sinh đến 5 tuổi phải sử dụng penicillin để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nếu bố mẹ có thắc mắc liên quan đến lịch tiêm chủng cho con, đặc biệt ở trẻ có mắc các bệnh lý di truyền, bố mẹ cần liên hệ và được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất kỳ mũi tiêm vắc-xin nào cho trẻ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đầy đủ các loại vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe của bé toàn diện.

Khi lựa chọn tiêm chủng tại Vinmec khách hàng được hưởng những ưu điểm vượt trội từ dịch vụ như sau:

  • Nguồn vắc-xin đảm bảo chất lượng, nhập khẩu và được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Vắc-xin tại Vinmec luôn sẵn có để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
  • Trước khi tiêm, khách hàng được khám sàng lọc đầy đủ, phát hiện những đối tượng chống chỉ định tiêm phòng, được tư vấn về loại vắc-xin, các rủi ro có thể gặp sau tiêm, phác đồ tiêm, cách chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý khách hàng và áp dụng phương pháp giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Sau khi tiêm chủng, khách hàng được theo dõi 30 phút tại phòng sau tiêm chủng. 100% khách hàng được kiểm tra các dấu hiệu bất thường trước khi ra về.
  • Khi tiêm chủng và theo dõi sau tiêm luôn có đội ngũ y bác sĩ trực cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác vui vẻ, thoải mái như đang dạo chơi, có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch tiêm trước ngày tiêm chủng và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng của Quốc gia.

Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, verywellhealth.com, aafp.org, ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan