Vắc-xin cúm: Vì sao cần tiêm nhắc lại hàng năm?

Cúm mùa gây ra bởi 2 loại virus cúm A là H1N1 và H3N2 cùng 1 loại cúm B, có khả năng lây truyền và bùng phát thành dịch. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn cần được tiêm vắc-xin cúm nhắc lại hàng năm để phòng bệnh hiệu quả nhất.

1. Tác dụng của vắc-xin cúm

Cúm mùa thường xảy ra vào mùa lạnh, gây ra bởi 2 loại virus cúm A là H1N1 và H3N2 cùng 1 loại cúm B. Cúm có thể lây lan và phát triển qua đường nước bọt khi ho và nói chuyện, bắn qua đường không khí. Dấu hiệu mắc cúm bao gồm: Ho, sốt, đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi... Ở người khỏe mạnh, cúm mùa hầu hết tự khỏi mà không cần đến bệnh viện.

Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể gây biến chứng nguy hiểm ở nhóm đối tượng nguy cơ bao gồm: Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mạn tính như phổi mạn tính, hen suyễn mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính... người tiểu đường, gan, thận, tim...phụ nữ mang thai, người có suy giảm miễn dịch...

Những biến chứng của cúm mùa bao gồm: biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, các tổn thương ở vị trí khác. Có những biến chứng rất nặng như viêm não, tổn thương cơ quan khác, rối loạn huyết học: giảm tiểu cầu xuất huyết... Do đó tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp hạn chế nguy cơ lây truyền cúm a, đặc biệt với nhóm đối tượng nguy cơ.

Vaxigrip vacxin cúm
Tiêm phòng vắc-xin cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay

2. Vì sao cần tiêm nhắc lại vắc-xin cúm hàng năm?

Vắc-xin phòng cúm chỉ phòng 2 chủng cúm A (H1N1; H3N2) và 1 chủng cúm B. Nếu có tình trạng trôi kháng nguyên, tức là kháng nguyên thay đổi thì virus cúm vẫn có thể thay đổi. Virus cúm được gọi là “virus thông minh” vì luôn nghĩ ra cách chống lại sức đề kháng của con người. Các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và sản xuất vắc-xin cúm với những thành phần vắc-xin ngừa cúm được điều chỉnh phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành trên thế giới. Do đó cần tiêm phòng nhắc lại vắc-xin cúm hàng năm.

3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin cúm

Vắc-xin cúm thường dùng hiện nay chủ yếu là virus cúm đã được tiêu diệt (bất hoạt), không gây bệnh cúm nhưng có thể có tác dụng phụ. Một số phản ứng sau tiêm vắc-xin cúm bao gồm:

  • Tác dụng phụ không gây ra biến chứng: đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ, quấy khóc, kém ăn, đôi khi rối loạn tiêu hóa, đau đầu... Những phản ứng này hầu hết tự khỏi và không cần điều trị.
  • Tác dụng phụ gây ra biến chứng (rất hiếm): Sốc phản vệ, biểu hiện thần kinh, rối loạn tiểu cầu máu... Tuy nhiên đây là những phản ứng cực kỳ hiếm.

Tiêm vắc-xin cúm thường không gây ra nguy hiểm, kể cả tiêm cho người có sức đề kháng suy giảm. Tại Vinmec, trước khi tiêm vắc-xin trẻ được khám sàng lọc, những trường hợp bệnh cấp tính hoặc dị ứng không rõ căn nguyên sẽ có những trì hoãn để tránh phản ứng xấu xảy ra.

Sốt nhẹ
Sau tiêm vắc-xin cúm có thể xuất hiện sốt nhẹ

4. Đối tượng nào cần được tiêm vắc-xin cúm hàng năm?

Mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên được tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm. Đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cần được bảo vệ bao gồm:

  • Trẻ em từ 6 tháng - 5 tuổi
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi
  • Người có bệnh lý mạn tính
  • Nhân viên y tế
  • Phụ nữ mang thai
  • Người trông trẻ (người giúp việc, giáo viên mầm non...)
  • Người bị suy giảm miễn dịch...

5. Tiêm vắc-xin cúm vào thời điểm nào?

Chủng virus cúm thay đổi hàng năm nên cần tiêm vắc-xin cúm mùa trước khi vào mùa cúm và nên tiêm càng sớm càng tốt. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu dịch tễ học cúm cho thấy bệnh cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Nên tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng.

Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai, nên tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi có thai. Nếu đang trong dịch cúm mùa mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Bên cạnh tiêm vắc-xin phòng cúm, bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch cúm bằng các biện pháp: Rửa tay bằng xà phòng, tẩy khuẩn vật dụng, bịt miệng khi ho ra bên ngoài, đeo khẩu trang, không để cơ thể bị nhiễm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, hạn chế đến nơi đông người...

Trung tâm vắc-xin
Vắc-xin phòng cúm hiện đang có tại Trung tâm Vắc-xin - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng cúm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan