Vắc-xin viêm gan A, B không được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Vắc-xin AB kết hợp được sử dụng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cả hai bệnh từ virus viêm gan A và B. Viêm gan A có thể nhẹ, không có triệu chứng hoặc hiếm khi gây suy gan và tử vong. Nhiễm viêm gan B có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy gan, viêm gan B dai dẳng, xơ gan và ung thư gan. Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng hai bệnh lý về gan này.

1. Vắc-xin AB là gì?

Vắc-xin kết hợp viêm gan A B là loại vắc-xin bất hoạt được sản xuất từ virus viêm gan A và một loại virus biến đổi gen (được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm). Do loại vắc-xin này không chứa virus sống nên không thể làm bạn bị viêm gan từ vắc-xin.

Vắc-xin này hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo ra khả năng miễn dịch thông qua sản xuất kháng thể, sẽ giúp bạn không bị nhiễm virus viêm gan A và viêm gan B. Vắc-xin kết hợp này không bảo vệ bạn khỏi các bệnh do các loại nhiễm virus khác như virus HIV gây ra AIDS, viêm gan C/ viêm gan E, virus HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và các vấn đề khác.

2. Lịch tiêm Vắc-xin AB như thế nào?

Lịch tiêm vắc-xin AB bao gồm 3 liều tiêm bắp theo lịch 0, 1 và 6 tháng. Năm 2007, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu trình 4 liều cho vắc-xin AB, cụ thể như sau: tiêm liên tiếp 3 liều trong vòng 4 tuần (0, sau 7 ngày và 21-30 ngày sau tính từ mũi đầu tiên), sau 12 tháng tính từ mũi thứ nhất tiêm liều thứ 4. Lịch tiêm 4 liều mang lại lợi ích cho các cá nhân cần được bảo vệ nhanh chóng khỏi viêm gan A và viêm gan B, như những người đi du lịch đến các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao và trong trường hợp cần ứng phó khẩn cấp, đặc biệt là những người được phân công đến các khu vực có thảm họa ở nước ngoài.

Lưu ý: Vắc-xin AB được sử dụng để điều trị dự phòng sau khi đã bị phơi nhiễm với virus viêm gan A và viêm gan B.

tiêm vắc-xin cúm
Tiêm Vắc-xin AB phòng bệnh viêm gan A và B

3. Ai nên tiêm vắc-xin AB?

Vắc-xin AB được khuyến cáo sử dụng cho người có nguy cơ mắc các bệnh viêm gan A và viêm gan B. Những người có nguy cơ cao hơn so với người khác bao gồm nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm xử lý mẫu máu và bệnh phẩm khác của người bệnh, công an, cảnh sát cứu hỏa và nhân viên y tế cấp cứu điều trị sơ cứu, người mắc bệnh máu khó đông, bệnh nhân chạy thận, người sống chung hoặc dành nhiều thời gian với người bị viêm gan dai dẳng B hoặc bệnh viêm gan A đang hoạt động, người có nhiều bạn tình, nam quan hệ tình dục đồng giới, gái mại dâm, lạm dụng chất kích thích và những người đi du lịch đến các Quốc gia/khu vực có tỷ lệ lưu hành của viêm gan A và viêm gan B cao.

4. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin AB là gì?

Đau/đỏ/sưng tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và tiêu chảy có thể xảy ra. Nếu các tác dụng phụ này vẫn tiếp tục kéo dài hoặc nặng hơn, bạn hãy liên hệ ngay cho nơi mà bạn đã tiêm chủng.

Các tác dụng phụ nhưng diễn ra không thường xuyên như ngất xỉu/chóng mặt/ chóng mặt, thay đổi thị lực, tê/ngứa ran hoặc cử động giống như động kinh có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin. Báo cho bác sĩ ngay ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng này ngay sau khi được tiêm. Lưu ý, sau khi tiêm, bạn nên ngồi hoặc nằm để làm giảm các biến chứng này hoặc tránh bị thương do ngã.

Rất hiếm khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến ngay cơ sở Y tế hoặc gọi bác sĩ nếu bạn hoặc người nhà thấy bạn có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan