Vi khuẩn nào gây bệnh ho gà?

Bệnh ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc ho gà cao, người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Bệnh ho gà do virus Bordetella pertussis gây bệnh ở người.

1. Vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh ho gà

Vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh thuộc giống Bordetella gây bệnh ho gà ở người. Loại vi khuẩn này là dạng trực khuẩn hai đầu nhỏ, không di động. Vi khuẩn có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài, có sức đề kháng yếu, sẽ chết trong 1 giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường.

Con người là vật chủ duy nhất của loại vi khuẩn gây bệnh ho gà. Người bệnh là nguồn truyền bệnh duy nhất, không có nguồn lây truyền ở người lành mang vi khuẩn hoặc người bệnh trong thời kỳ bình phục. Thời gian ủ bệnh ho gà kéo dài từ 7- 20 ngày. Bệnh ho gà lây nhiễm nhanh nhất trong thời kỳ viêm long, sau đó tính lây truyền giảm dần và mất khả năng lây sau 3 tuần mắc bệnh. Thời gian lây bệnh có thể được rút ngắn, thông thường khoảng 5 ngày nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kháng sinh hiệu quả.

ho gà
Con người là nguồn lây truyền bệnh ho gà duy nhất

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho hắt hơi. Qua đường hô hấp bệnh ho gà có tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với tia nước miếng của người bệnh. Bệnh dễ lây trong môi trường sinh hoạt hẹp, đông người. Tỷ lệ mắc bệnh ở người có tiếp xúc với người bệnh lên đến 90-100%.

2. Triệu chứng của bệnh ho gà

Ho gà là một trong những bệnh nghiêm trọng ở trẻ em, có thể xảy ra ở người lớn khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Ở trẻ sơ sinh, có thể có dấu hiệu ho, thậm chí là ngừng thở- đây là tình trạng ngừng hô hấp tạm thời của trẻ. Bởi vậy ho gà khá nguy hiểm với trẻ sơ sinh.

Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng gần giống như cảm lạnh, ho ít hoặc sốt nhẹ. Sau 1-2 tuần bắt đầu ho nhiều hơn. Các cơn ho gà xảy ra liên tục trong nhiều tuần. Cơn ho có thể dữ dội, ho nhanh, nhiều, cho tới khi khí ra khỏi phổi, người bệnh phải cố gắng hít vào gắng sức tạo tiếng rít lớn. Tình trạng ho này có thể khiến người bệnh nôn khan, mệt mỏi.

Các triệu chứng sớm dễ nhận biết bệnh ho gà trong 1-2 tuần thường là:

  • Chảy nước mũi
  • Sốt nhẹ (thường nhẹ trong suốt quá trình bệnh
  • Ho nhẹ hoặc thúng thắng
  • Ngừng thở - tạm ngừng hô hấp (ở trẻ sơ sinh)

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng điển hình của bệnh ho gà là các cơn ho hanh theo sau tiếng rít the thé, nôn mửa, ho khiến kiệt sức. Các cơn ho thường phổ biến, nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển, xuất hiện nhiều hơn về ban đêm. Các cơn ho gà thường phục hồi chậm, giảm tình trạng ho nhẹ và ít hơn dần. Ho gà có thể quay lại vì nhiễm trùng hô hấp sau nhiều tháng sau khi mắc bệnh ho gà.

triệu chứng ho gà
Triệu chứng điển hình của ho gà là các cơn ho khiến kiệt sức

3. Biến chứng của bệnh ho gà

Ho là bệnh khá nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra khá nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Thống kê cho thấy 1⁄2 số lượng trẻ bị ho gà dưới 1 tuổi phải nhập viện. trẻ càng nhỏ mắc bệnh ho gà càng nguy hiểm và điều trị càng khó. Trong số trẻ nhập viện vì ho gà thì có đến:

  • 23% bị viêm phổi (nhiễm trùng phổi)
  • 1,6% sẽ có co giật (run dữ dội, khó kiểm soát)
  • 67% sẽ có ngừng thở (thở chậm hoặc ngừng thở)
  • 0,4% sẽ có bệnh não
  • 1,6% sẽ tử vong

Ở thiếu niên và người lớn mắc ho gà thường có ít biến chứng nghiêm trọng hơn. Chỉ có 5% thiếu niên và người lớn mắc bệnh ho gà được nhập viện. Biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng phổi được chẩn đoán chỉ có 2%. Một số biến chứng ở người lớn mắc ho gà có thể nhắc đến như:

  • Sút cân (33%)
  • Mất kiểm soát bàng quang (28%)
  • Bất tỉnh (6%)
  • Gãy xương sườn do ho nặng (4%)

4. Phòng ngừa bệnh ho gà

Bên cạnh tuyên truyền giáo dục về bệnh ho gà, chúng ta cần giữ vệ sinh môi trường sống như nhà ở, nhà trẻ, lớp học để đảm bảo phòng bệnh ho gà đặc biệt là đối với trẻ em ở những môi trường dễ lây nhiễm bệnh. Tại nơi có nguồn bệnh, ổ dịch ho gà, cần được theo dõi để ngăn ngừa lây rộng rãi.

Việc chủ động phòng ngừa ho gà hiệu quả vẫn là tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà cho trẻ ở thời điểm theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng. Cha mẹ cần tiêm đầy đủ các mũi vắc xin ngừa ho gà cho con trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có vắc-xin phối hợp phòng bệnh ho gà ở trẻ em. Bên cạnh các mũi tiêm lẻ, Vinmec hiện có Chương trình tiêm chủng trọn gói cho các đối tượng:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan