Cây mặt quỷ chữa bệnh gì?

Cây mặt quỷ là thực vật thuộc họ Cà phê, mọc phổ biến ở vùng đồi núi nước ta. Cây có quả màu cam đỏ với hình thù đặc trưng và được dân gian sử dụng nhiều để làm thuốc. Vậy cây mặt quỷ chữa bệnh gì?

1. Mô tả đặc điểm cây mặt quỷ

Mặt quỷ là dạng cây dây leo, thuộc họ cà phê, lá mọc đối, hình bầu dục, phía cuống hẹp lại, đầu tù hay nhọn dài khoảng 10cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, cuống dài 3-8cm. Hoa màu trắng, đường kính khoảng 6mm. Quả hạch màu cam, dính với nhau thành hình đầu nhiều mặt, mỗi mặt lại có một mắt nhìn như mặt quỷ. Vì vậy, mà dân gian gọi tên cây mặt quỷ.

Cây mặt quỷ mọc rất nhiều ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa nước ta. Ngoài ra, cây còn phân bố ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Bộ phận dùng của cây mặt quỷ là lá và rễ tươi hoặc khô, có khi hái toàn cây và lá. Rễ thái mỏng phơi hay sấy khô. Thường dùng không chế biến gì khác. Ngoài ra, còn có thể sao cho hơi vàng hoặc tẩm rượu sao.

cây mặt quỷ chữa bệnh gì
Giải đáp cây mặt quỷ chữa bệnh gì?

2. Công dụng cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ là dược liệu có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi có ghi chép mặt quỷ có các công dụng như:

Theo kinh nghiệm dân gian, toàn cây mặt quỷ được dùng chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương. Ngày 12-20g, sắc uống. Lá và thân cây mặt quỷ dùng ngoài để trị mụn nhọt, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da.

Ở Ấn Ðộ, lá mặt quỷ phối hợp với một số dược liệu để trị ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, cả cây mặt quỷ bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp. Liều dùng 10-15g sắc uống. Ở Indonesia, cây mặt quỷ được dùng để trị đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường, tê phù, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn và các vết thương khác.

Cây mặt quỷ là dược liệu có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Việc sử dụng cây mặt quỷ không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan