Cây trứng cuốc có tác dụng gì?

Cây trứng cuốc thuộc dạng bụi mọc hoang ở vùng đồi núi một số tỉnh miền Bắc nước ta. Lá, thân và rễ cây trứng cuốc được dùng trong dân gian để làm thuốc.

1. Mô tả hình ảnh cây trứng cuốc

Cây trứng cuốc (tên khoa học: Stixis elongata Pierre) còn có một số tên gọi khác mắc năm ngo, mang nam bo, cây cám, Trứng rùa, tiết xích, co sáy tấu (Thái). Cây thuộc họ Màn màn Capparidaceae.

Trứng cuốc là dạng cây bụi có cành vươn dài; màu nâu, cành lúc non có lông mịn. Lá mọc so le, hình mác, tù hai đầu, không lông, gân phụ 8-9 cặp, lồi ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá, có lông, nụ hoa hai đầu; lá đài 6, có lông ở cả hai mặt, không có cánh hoa; bầu 3 ô. Quả hình trứng, vỏ ngoài dày cứng, có đốm trắng nhìn giống trứng chim cuốc, hạt 1, thuôn dài. Cây trứng cuốc ra hoa vào tháng 3-5, có quả khoảng tháng 6-8.

Ở nước ta, cây trứng cuốc mọc hoang ở vùng đồi núi, phân bố ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Quảng Trị. Người ta thường thu hái lá, thân quanh năm. Rễ được thu hái vào mùa thu, đem về rửa sạch, phơi khô.

Hình ảnh cây trứng cuốc

2. Công dụng của cây trứng cuốc

Lá của cây trứng cuốc được dùng trong dân gian để chữa các bệnh về mắt. Rễ trứng cuốc được dùng trong chữa đau nhức xương. Ở một số nơi, người dân vẫn dùng lá trứng cuốc nấu nước uống thay chè.

Hiện nay, trứng cuốc thảo dược mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng rễ cây làm chữa đau nhức gân xương, thấp khớp. Liều dùng hàng ngày 20 – 30g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Tóm lại, trứng cuốc là vị thuốc quý. Hiện mới được dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian để chữa đau nhức gân xương, thấp khớp. Do đó, cần chú ý sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe