Vị thuốc thiết bì thạch hộc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đỗ Phú Thắng - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Thiết bì thạch hộc là loại cây thường gặp ở những vùng miền núi nước ta. Đây được xem là vị thuốc đa công dụng. Theo những tài liệu về Y Học Cổ Truyền thì cây có nhiều lợi ích cho cơ thể như bổ khí huyết, mạnh xương cốt, bổ thận, ích vị sinh tân dịch.

1. Đặc điểm chung cây thạch hộc

Cây thạch hộc thường gọi là thiết bì thạch hộc hay là kim thoa thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo hay ngắn gọn là thạch hộc. Cây có tên thạch hộc là do vị trí thường mọc hay địa điểm phân bố của cây này thường mọc ở trong các kẽ núi đá (Thạch với nghĩa là đá, hộc trong nghĩa là kẽ).

  • Tên khoa học

Thiết bì thạch hộc có tên khoa học là Dendrobium sp.

  • Khu vực phân bố

Thiết bì thạch hộc thuộc họ hoa Lan, thường không mọc đơn lẻ mà sống cộng sinh trên thân các cây gỗ lớn hoặc mọc thành khóm ở vách đá, kẽ đá. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi ở nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh có địa hình núi đá vôi như Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lai Châu, Yên Bái,...

  • Bộ phận dùng

Toàn cây thiết bì thạch hộc đều được sử dụng trong các bài thuốc.

  • Cách chế biến và thu hái

Cây thiết bì thạch hộc thường chỉ mọc trên núi đá vôi hay cây gỗ lớn, nên việc thu hái làm thuốc hay làm cảnh gặp nhiều khó khăn và thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

  • Thành phần hóa học

Trong cây thạch hộc có chứa chất nhầy ancaloit hay còn gọi là dendrobin.

  • Tính vị

Cây có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, đi vào 3 kinh phế, vị, thận có tác dụng trong ôn thận, tráng dương, sinh tân dịch, bồi bổ khí huyết cho cơ thể.

thạch hộc
Hình ảnh dược liệu thiết bì thạch hộc

2. Công dụng của thạch hộc

Theo các nghiên cứu từ tài liệu cổ, thiết bì thạch hộc là một trong số ít vị thuốc quý có công dụng dưỡng âm sinh tân, bồi bổ khí huyết. Dưới đây là những tác dụng chính của vị thạch hộc:

  • Tác dụng bổ khí huyết
  • Tác dụng bổ thận
  • Điều trị ho
  • Tác dụng bồi bổ cho cơ thể.

3. Đối tượng sử dụng

  • Người đang bị ho hay tình trạng hen suyễn kéo dài không khỏi;
  • Người khí huyết suy kiệt (biểu hiện chân tay lạnh, miệng khô, háo nước)
  • Người gầy yếu, thiếu máu
  • Người hay bị đổ mồ hôi trộm.

4. Các bài thuốc từ cây thạch hộc

4.1. Chữa ho bằng bài thuốc từ thiết bì thạch hộc:

  • Chuẩn bị: 6g thạch hộc, 4g tỳ bà diệp, 4g mạch môn và 4g trần bì.
  • Đem những vị thuốc đã chuẩn bị đi sắc lên cùng với khoảng 300ml nước.
  • Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chia lượng thuốc đã sắc thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày.
thiết bì thạch hộc
Dược liệu thiết bì thạch hộc được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý

4.2. Chữa lao lực, ho, sốt nóng:

  • Chuẩn bị: thạch hộc 40g; khiếm thực 40g; hoài sơn 30g; thục địa 30g; tang thầm 20g và tỳ giải 20g.
  • Thục địa chưng cách thủy cho mềm, nghiền nhuyễn.
  • Các dược liệu khác thái nhỏ, sấy khô, sao vàng, tán thành bột mịn rồi trộn với thục địa đã xay nhuyễn ở trên và mật ong.
  • Lượng vừa đủ để làm thành từng viên, mỗi viên 12g, ngày uống 2 lần với nước sôi để nguội.
  • Liều sử dụng: đối với người lớn 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên (uống với nước sôi để nguội); trẻ em 3 - 6 tuổi uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1/4 viên; trẻ em 7 - 10 tuổi uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1/2 viên còn trẻ 11 - 15 tuổi mỗi lần 3/4 viên và uống 2 lần/ ngày.

4.3. Ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, tráng kiện xương cốt:

  • Rượu thạch hộc thiết bì có tác dụng tốt trong bồi bổ cơ thể, tráng kiện gân cốt, sinh tinh bổ huyết và nâng cao sức khỏe.
  • Chuẩn bị: thạch hộc thiết bì, mạch môn mỗi vị 500g, 300g ngũ vị tử, 300g đẳng sâm, 300g câu kỷ tử, 200g đương quy và 100g đỗ trọng.
  • Cho các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên vào một cái bình thủy tinh, đổ khoảng 10 lít rượu vào rồi đậy nắp kín.
  • Sau một thời gian, đem rượu này ra để uống, hiệu quả sẽ được chứng minh.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây thạch hộc thiết bì được xem là khá an toàn, ít gây tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Tuy nhiên, những người hay gặp tình trạng huyết áp thấp không nên áp dụng các bài thuốc này. Thêm vào đó, bạn chỉ nên sử dụng các bào thuốc trên với liều lượng phù hợp như đã nêu. Nếu sử dụng dùng quá liều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho cơ thể.

Ngoài tác dụng dùng trong các vị thuốc chữa bệnh, nhiều người còn sử dụng thiết bì thạch hộc trong thực đơn hàng ngày. Một số món ăn từ thạch hộc như nấu súp thạch hộc với hồng sâm có tác dụng lợi phổi, sinh tân. Hoặc một vài người sao khô thạch hộc thiết bì để ướp trà hay nấu cháo thạch hộc... để bồi bổ cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • vị thuốc tử uyển
    Công dụng vị thuốc tử uyển

    Vị thuốc tử uyển là phần rễ và thân rễ của cây tử uyển. Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc tử uyển có vị ngọt đắng, tính ôn được quy vào kinh phế, có tác dụng trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • Mỡ máu hay còn gọi là cholesterol, một loại chất béo trong máu được cơ thể sản xuất tự nhiên
    Các thảo dược giúp giảm mỡ máu

    Chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không khoa học như ít vận động, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ làm gia tăng tình trạng mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn ...

    Đọc thêm
  • cây thạch vĩ
    Công dụng của cây thuốc thạch vĩ

    Cây thạch vĩ là loại thảo dược có vị ngọt, tính lạnh. Tương ứng với 2 kinh mạch là tiểu trường và bàng quang. Chúng có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu. Hiệu quả trong ...

    Đọc thêm
  • cây ba đậu tây
    Tìm hiểu công dụng cây ba đậu tây

    Nhựa cây ba đậu tây rất độc, nó có thể gây tổn thương mắt khi vương vào, tính xổ và gây nôn. Nhựa cây ba đậu tây thường được dùng để tiệt trùng, có nơi sử dụng để chữa bệnh ...

    Đọc thêm
  • Sedatab
    Công dụng thuốc Sedatab

    Thuốc Sedatab là thuốc có thành phần từ thảo dược, được sử dụng nhằm trị chứng mất ngủ và lo âu, tinh thần bất an. Vậy Sedatab là thuốc gì và công dụng ra sao? Bài viết này sẽ tổng ...

    Đọc thêm