Tác dụng của huyệt hoành cốt

Huyệt hoành cốt là huyệt vị xuất xứ từ Sách Mạch Kinh, nằm tại vị trí giao hội với xung mạch. Huyệt này có tác dụng ích vị, lợi thấp, rất có hiệu quả điều trị các bệnh liên quan đến vùng tiết niệu.

1. Huyệt hoành cốt là gì?

Huyệt hoành cốt là huyệt vị đứng hàng thứ 11 trong kinh Thận. Hoành cốt thực chất là cách gọi huyệt ở xương mu theo giải phẫu cổ trước đây. Huyệt này có vị trí nằm ngang hàng với xương mu nên được đặt tên tương tự như cách gọi trên. Vì thế, tên huyệt hoành cốt mới được ra đời ( theo Trung Y Cương Mục).

Ngoài cái tên Hoành Cốt được sử dụng rộng rãi nhất, huyệt vị này còn được biết tới với một số tên gọi khác như hạ cực, hạ hoành, khuất cốt, khúc cốt, tủy không.

2. Huyệt hoành cốt nằm ở đâu?

Huyệt đạo là nơi tập trung cơ năng hoạt động của phủ tạng, kinh lạc. Đây là những vị trí có quan hệ chặt chẽ đến các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý của cơ thể. Việc tác động vào huyệt theo các phương thức đúng đắn giúp mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả những lợi ích này, bước đầu tiên là cần phải xác định chính xác vị trí của các huyệt. Việc xác định cụ thể và chính xác huyệt hoành cốt là bước bắt buộc trước khi tiến hành các tác động vào huyệt.

Huyệt hoành cốt nằm ở bụng dưới, sát bờ trên xương mu. Có thể xác định vị trí của huyệt dựa vào đường trắng giữa ở bụng và xương mu. Huyệt cách đường trắng 0,5 thốn và ngang với huyệt khúc cốt. Ngoài ra, vị trí của huyệt hoành cốt là ở dưới huyệt đại hách tầm 1 thốn.

Có nhiều cấu trúc của cơ thể liên quan đến huyệt này. Dưới vùng da của huyệt hoành cốt là cân của các cơ chéo bụng, phúc mạc ngang và bờ trong cơ thẳng to. Vùng da này được tiết đoạn thần kinh L1 chi phối chủ yếu. Ngoài ra, sáu nhánh thần kinh gian sườn dưới và thần kinh bụng sinh dục cũng góp phần chi phối thần kinh vận động cơ.

Huyệt hoành cốt còn liên quan đến một số cơ quan như ruột, bàng quang, tử cung khi bệnh nhân có thai.

Hình ảnh vị trí của huyệt hoành cốt
Hình ảnh vị trí của huyệt hoành cốt

3. Huyệt hoành cốt có tác dụng gì?

Huyệt hoành cốt có vị trí ngang với xương mu và liên quan đến nhiều cơ quan vùng bụng dưới. Do đó, tác dụng ích vị, lợi thấp của huyệt được vận dụng để điều trị các bệnh có liên quan đến các cơ quan này là chủ yếu. Huyệt hoành cốt có tác dụng đối với một số bệnh lý sau đây

4. Cách châm cứu huyệt hoành cốt và phối huyệt trị bệnh

Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh đã có từ lâu đời, thông qua việc tác động lên các huyệt vị. Người thầy thuốc sẽ dùng các cây kim mỏng bằng kim loại, châm xuyên qua da và kích thích vào các huyệt đạo. Tác động này được hình thành dựa trên các chuyển động nhẹ nhàng của bàn tay người thực hiện hoặc có thể tác động qua kích thích điện, sức nhiệt,...

Châm cứu là các tác động chủ yếu lên huyệt hoành cốt nhằm khai thác các tác dụng hữu ích của huyệt. Cách thức châm cứu huyệt hoành cốt được thực hiện qua các bước sau đây:

  • Chuẩn bị kim châm cứu chuyên dụng
  • Xác định chính xác vị trí của huyệt hoành cốt dựa vào vị trí xương mu, đường trắng giữa hay các huyệt đạo gần đó như khúc cốt, đại hách,..
  • Dùng kim châm thẳng hoặc xiên ra bốn phía. Chú ý: độ sâu khi châm thẳng khoảng 1-1,5 thốn; thời gian cứu khoảng 3-5 tráng; ôn cứu khoảng 5-10 phút.
châm cứu huyệt hoành cốt
Châm cứu huyệt hoành cốt có thể điều trị một số bệnh lý

Trước khi tiến hành châm cứu, người bệnh nên đi tiểu. Phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này do huyệt vị gần với vị trí tử cung, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp châm cứu huyệt hoành cốt để điều trị bí tiểu, lưu ý không được đâm kim quá sâu.Trong quá trình điều trị, nếu xảy ra ngộ châm dẫn đến tình trạng bí tiểu, nên tiến hành châm huyệt dũng tuyền để giải. Đây là huyệt vị nằm ở vị trí dưới gan bàn chân, nằm trên kinh thận.Trong danh từ huyệt vị châm cứu có đề cập đến cách làm như sau:

  • Đặt người bệnh nằm ngửa
  • Châm sâu 0,5 thốn và vê kim chừng 1 phút.
  • Rút kim khi người bệnh thấy dễ chịu hoặc muốn đi tiểu.

Trong các tài liệu về Y Học Cổ Truyền, có một số cách phối huyệt hoành cốt cùng một số huyệt vị khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Chẳng hạn như:

  • Phối với huyệt đại cự và kỳ môn để trị bụng dưới đầy, tiểu khó (Thiên Kim Phương).
  • Phối với huyệt đại đôn để trị lưng đau do khí trệ, không thể ngồi được (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối với huyệt hoang du để trị ngũ lâm, cửu tích (Bách Chứng Phú)

Châm cứu đúng cách rất có hiệu quả với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp áp dụng được cho tất cả mọi người và ai cũng có khả năng tiến hành. Nếu muốn áp dụng phương pháp này một cách an toàn và hiệu quả, việc tham khảo ý kiến các bác sĩ và chuyên gia châm cứu trị liệu là điều rất cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây thóc lép chữa bệnh gì
    Cây thóc lép chữa bệnh gì? Tìm hiểu công dụng và cách dùng

    Cây thóc lép là một loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi. Cây thóc lép đặc biệt bởi nó có thể dùng làm thuốc điều trị bệnh rất tốt. Cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về cây thóc lép ...

    Đọc thêm
  • 1 tiền hồ
    Tác dụng chữa bệnh của tiền hồ

    Dược liệu tiền hồ còn có những tên gọi khác như quy nam, thổ dương quỳ, sạ hương thái hay tử hoa tiền hồ... thuộc họ Hoa tán. Tiền hồ dược liệu có tính hàn, vị cay đắng và mang ...

    Đọc thêm
  • vị thuốc tử uyển
    Công dụng vị thuốc tử uyển

    Vị thuốc tử uyển là phần rễ và thân rễ của cây tử uyển. Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc tử uyển có vị ngọt đắng, tính ôn được quy vào kinh phế, có tác dụng trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • cảo bản
    Cảo bản có tác dụng gì?

    Cảo bản là một bài thuốc quý có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp. Vậy cảo bản là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của nó như thế nào? Bài viết này sẽ thông tin cho bạn đọc những ...

    Đọc thêm
  • Cây châu thụ
    Cây châu thụ có tác dụng gì?

    Cây châu thụ là dược liệu thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, người ta còn lấy lá để nấu nước ngâm rửa hoặc dùng tinh dầu để xoa ...

    Đọc thêm