Vì sao đái tháo đường dễ gây biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm?

Mục lục

Đái tháo đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện hợp lý, bệnh sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khỏe như bị suy giảm hệ miễn dịch và nguy cơ gây biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm.

1. Vì sao đái tháo đường dễ gây biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm?

Nguyên nhân là do cơ thể người bị tiểu đường bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém hơn, chức năng của các tế bào đa nhân trung tính và đại thực bào bị giảm sút, các tế bào miễn dịch sinh ra bị suy giảm hoặc không có khả năng “tiêu diệt” vi khuẩn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển tàn phá hệ miễn dịch cơ thể người bệnh.

Người bị bệnh đái tháo đường cũng dễ bị nhiễm trùng da, viêm da hơn các bệnh khác bởi nồng độ đường trong cơ thể cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lượng đường trong máu cao khiến các vết trầy xước dù rất nhỏ cũng có thể là môi trường để các vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng sinh sôi.

Nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường gây tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường bị nhiễm trùng. Theo thống kê, một nửa số bệnh nhân bị đái tháo đường từng phải nhập viện để điều trị do gặp vấn đề vì nhiễm trùng.


Đái tháo đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Đái tháo đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

2. Những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường là gì?

2.1. Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu thường xuất hiện trên bệnh nhân nữ nhiều hơn nam bị đái tháo đường với các vấn đề:

  • Viêm bàng quang:

Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, có người không sốt, đi tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu khó, tiểu không hết.

Nước tiểu có màu đục, có cặn, thậm chó có máu.

Để chẩn đoán 1 cách chính xác nhất bệnh nhân bị đái tháo đường có bị viêm bàng quang do nhiễm khuẩn không cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

  • Viêm thận: Bệnh nhân có biểu hiện đau ở vùng hông lưng, sốt cao, lạnh, nước tiểu màu đục hoặc trong nước tiểu lẫn máu.

2.2. Nhiễm trùng phổi

Đái tháo đường và viêm phổi là hai bệnh luôn “đồng hành cùng nhau”, thường gặp nhất ở người bệnh là bị viêm phổi và lao phổi.

  • Viêm phổi:

Bệnh nhân có các biểu hiện như: bị sốt cao; ho khan; trong cổ có đờm; khạc đờm; khạc máu; tức, đau ngực; khó thở; đau đầu; đau cơ bắp; mệt mỏi; bị nôn hoặc bị tiêu chảy; mạch nhanh; thở gấp,...

Bệnh nhân đái tháo đường bị viêm phổi do bị tổn thương nhu mô phổi lan tỏa, nguy cơ cao xuất hiện biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.

  • Lao phổi: người gầy, thở khó, da xanh, cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ về tầm chiều, ho khan,...

Người bị đái tháo đường trong trường hợp bị lại thường tiến triển rất nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy kiệt, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.


Đái tháo đường và viêm phổi là hai bệnh luôn “đồng hành cùng nhau”, thường gặp nhất ở người bệnh là bị viêm phổi và lao phổi
Đái tháo đường và viêm phổi là hai bệnh luôn “đồng hành cùng nhau”, thường gặp nhất ở người bệnh là bị viêm phổi và lao phổi

2.3. Nhiễm trùng da khi bị tiểu đường

Nguyên nhân là do người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết chưa chặt chẽ gây ra bất thường vi tuần hoàn, giảm thực bài, khả năng kết dính của bạch cầu kém.

Vi nấm là yếu tố số một khiến người mắc tiểu đường bị viêm da. Nguyên nhân là bởi vi nấm bào mòn lớp hàng rào ngoài cùng bảo vệ da. Nhiệt độ ẩm thấp bên ngoài, những vị trí nếp gấp của da chính là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Tình trạng nhiễm vi nấm ở người mắc đái tháo đường thường do nấm Candida.

Nhiễm nấm Candida gây nên tình trạng bị viêm miệng, viêm móng, viêm ở bộ phận sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo ở nữ giới, viêm bao quy đầu ở nam giới.

Nấm móng phát triển ở kẽ ngón chân, tay và ở móng khiến người bệnh bị ngứa ngáy và tạo thành những ban màu đỏ tươi. Người bệnh thường xuất hiện mụn nước, mụn mủ và bong vảy. Nếu bị viêm kẽ ở giữa các ngón chân mà không điều trị sớm còn có thể gây loét bàn chân.

2.4. Nhiễm trùng răng miệng

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn nhiều so với một người bình thường. Chính vì vậy, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại cơ hội sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, khi lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương, chít hẹp các mạch máu lại, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng.

Người bệnh có thể bị mắc các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, khô miệng,...


Người bệnh tiểu đường có thể bị mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,...
Người bệnh tiểu đường có thể bị mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,...

3. Cách phòng ngừa, điều trị biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường

  • Các vết thương, vết xước trên cơ thể phải được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn có cơ hội sinh sôi phát triển.
  • Không hút thuốc, uống rượu để tránh mắc bệnh về phổi, lao.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng 2 ngày 1 lần, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ phần cặn thức ăn thừa còn sót lại.
  • Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập thể dục như dưỡng sinh, đi bộ,...
  • Không được tùy tiện uống thuốc kháng sinh hay tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm insulin để cơ thể có đủ lượng insulin cần thiết giúp kiểm soát tốt đường huyết. Kiểm soát mức đường huyết cơ thể luôn ở trong giới hạn cho phép là biện pháp tốt để tránh biến chứng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Tái khám đúng hẹn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: slideshare.net; ngaydautien.vn

Chia sẻ