ThS. Tâm lý lâm sàng Phạm Hoài Thu đã hoàn thành chương trình đào tạo Cử nhân Tâm lý tại Úc và Thạc sĩ Tâm lý Lâm sàng tại Việt Nam. Đồng thời, nhà tâm lý Phạm Hoài Thu cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo tâm lý trị liệu chuyên sâu kéo dài 1 năm tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec tại Hà Nội.
Nhà tâm lý Phạm Hoài Thu có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn về sang chấn, bao gồm rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Bên cạnh đó, nhà tâm lý được đào tạo để hỗ trợ cho những cá nhân trải qua đau buồn sau mất mát người thân.
ThS. Phạm Hoài Thu được đào tạo và ứng dụng các liệu pháp chuyên dùng cho sang chấn và mất mát, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho những cá nhân đang phải chịu đựng những ảnh hưởng từ những sự kiện này. Những trị liệu này có thể được sử dụng cho đa dạng độ tuổi, từ trẻ em, thanh thiếu niên, đến người trưởng thành và trung niên. Các liệu pháp chuyên dùng bao gồm: Giải mẫn cảm và Tái xử lý bằng chuyển động mắt (EMDR); Giải mẫn cảm và Tái xử lý bằng chuyển động mắt - Tập trung vào mối quan hệ gắn bó (EMDR-AF); Hệ thống Gia đình Nội tại (IFS); Yoga thích ứng cho Sang chấn; Trị liệu Nhận thức Hành vi: Đau buồn - Trợ giúp (CBT: Grief-Help).
Ngoài ra, Nhà tâm lý Phạm Hoài Thu có kinh nghiệm làm việc với các khó khăn tâm lý như trầm cảm, lo âu, các vấn đề liên quan đến căng thẳng, ám ảnh cưỡng chế (OCD), các vấn đề trong mối quan hệ, và vấn đề bản sắc cá nhân cho cộng đồng LGBTQ+.
Triết lý trị liệu: “Bạn không thể thay đổi được quá khứ, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn diễn giải và tiếp nhận những sự kiện đã xảy ra, từ đó thay đổi cảm xúc và hành vi của mình trong tương lai”.
- Cung cấp đánh giá và trị liệu cho độ tuổi vị thành niên và người trưởng thành
- Cung cấp đánh giá thực chứng sử dụng các thang đo, xây dựng hồ sơ tâm lý và chẩn đoán lâm sàng về vấn đề sức khỏe tinh thần.
- Xây dựng kế hoạch trị liệu sử dụng những phương pháp dựa trên bằng chứng khoa học
- Trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên và người trưởng thành với các khó khăn như sang chấn, lo âu, trầm cảm, lưỡng cực, ám ảnh cưỡng chế và các vấn đề đa dạng khác
- Phối hợp với các bác sĩ tâm thần của khoa với mục tiêu xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe tinh thần toàn diện nhất, hướng tới hỗ trợ khách hàng tối ưu
2020 - 2021: Cử nhân Khoa học Tâm lý – Đại học Deakin (Úc)
2022 - 2024: Thạc sĩ Tâm lý Lâm sàng – Định hướng ứng dụng – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2024 – 2025: Chương trình đào tạo tâm lý trị liệu chuyên sâu tại Bệnh viện ĐKQT VinMec
2024 – nay: Nhà tâm lý Lâm sàng tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
Trị liệu cá nhân, tập trung vào nhóm có sang chấn và mất mát người thân
Trị liệu cho các khó khăn như lo âu, trầm cảm, lưỡng cực, ám ảnh cưỡng chế, thiếu hụt kỹ năng xã hội,...
Nghiên cứu các vấn đề sức khỏe tinh thần như: Mối liên hệ giữa tâm lý và dinh dưỡng, So sánh mức độ hiệu quả giữa các phương thức trị liệu,...
2023-2024: Trung tâm trị liệu, tham vấn tâm lý MindCare
Trị liệu cá nhân cho đối tượng trẻ vị thành niên và người trưởng thành
Nhóm vấn đề tập trung: trầm cảm, lo âu, lưỡng cực, sang chấn,...
2022-2023: Trung tâm tâm lý giáo dục Bình Minh – Sunrise Center
Tham vấn, trị liệu dựa trên khó khăn của thân chủ
Có kinh nghiệm với gần 100 ca lâm sàng với chủ đề đa dạng như các khó khăn về cảm xúc, bạo lực học đường, trầm cảm, lo âu, khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ,...
Xây dựng các chương trình phòng ngừa
Chương trình hướng nghiệp cho khối THPT
Chương trình Phòng chống Bạo lực học đường cho khối THCS
Chương trình Sử dụng Internet an toàn cho khối Tiểu học
Công trình nghiên cứu
1. Phạm, H. T. (2024). Hỗ trợ cho một trường hợp có khó khăn tâm lý liên quan đến mất người thân. Đề án thạc sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/172670
Talkshow
2025: Áp lực làm mẹ lần đầu - Vai trò của sự lắng nghe và đồng hành
2025: Vượt qua những thói quen kìm hãm sự phát triển - Học viện Ngoại giao
2024: Nét đẹp của sự an yên - Vinmec View, Vinmec Ocean Park
2023: Lo âu - Biểu hiện và cách vượt qua - Học viện Báo chí và Tuyên truyền