Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Gel: Klenzit - C 0,1%/1%, tuýp 15 g.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc da liễu.
Chỉ định
Điều trị tại chỗ cho người bệnh bị bệnh trứng cá.
Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tiền sử viêm ruột khu trú hay viêm ruột kết có loét hoặc tiền sử viêm ruột kết có liên quan tới kháng sinh. phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Trẻ < 12 tuổi do an toàn và hiệu quả chưa được xác định.
Thận trọng
Không bôi thuốc lên vết cắt, trầy xước, vùng da bị eczema và vùng da bị bỏng nắng cho tới khi da hồi phục hoàn toàn.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Ban đỏ, tróc vảy, khô da, ngứa và rát bỏng da, xảy ra ở 10 - 40% người bệnh. Kích ứng da, đau/rát da, ban đỏ, bỏng nắng và mụn trứng cá được thông báo khoảng ≤ 1% ở người bệnh. Thường gặp trong tháng đầu điều trị và sau đó giảm dần về tần suất và mức độ.
Liều và cách dùng
Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị tổn thương 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chú ý khi sử dụng
Rửa sạch tay trước khi bôi thuốc. Rửa sạch da, lau khô và chỉ bôi một lớp thuốc mỏng. Tránh dây thuốc vào mắt, môi, góc mũi và niêm mạc. Trong các tuần đầu mới bôi có hiện tượng lan tỏa trứng cá. Đó là do tác dụng của thuốc lên các tổn thương trước đây chưa nhìn thấy và không nên ngừng điều trị tại đây. Kết quả điều trị được ghi nhận từ 8 - 12 tuần dùng thuốc. Cần hạn chế tiếp xúc ánh sáng ngay cả ánh sáng đèn sợi đốt khi đang sử dụng gel, tránh tiếp xúc với tia tử ngoại. Có thể gây kích ứng tại chỗ khi dùng đồng thời với các chế phẩm dùng ngoài làm khô hoặc kích ứng da. Thận trọng khi dùng cho người có cơ địa quá mẫn.
Phụ nữ có thai: Adapalene: C (FDA) (*), clindamycin: B (FDA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Chưa có nghiên cứu. Cần cân nhắc dừng cho trẻ bú khi sử dụng thuốc.
Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm B theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Hoặc nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng không mong muốn (ngoài tác động giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứ có đối chứng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau.
(**) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, Uptodate
- Điều trị mụn trứng cá sơ sinh ở trẻ 1 tuổi như thế nào?
- Mọc mụn khắp người là dấu hiệu của bệnh gì?
- Bị mụn, rối loạn kinh nguyệt nên khám nội tiết hay phụ khoa?
- Tại sao corticoid gây mọc mụn trứng cá?
- Đa nang buồng trứng, nhiều mụn trứng cá 2 bên má và cằm nên làm gì để da bớt mụn?
- Nổi nốt mụn sần màu vàng hơi nâu ở miệng và cổ phải làm thế nào?
- Có cách nào khắc phục mặt nhiều mụn và da bóng dầu không?
- Mọc mụn ở mép đau rát là dấu hiệu của bệnh gì?
- Nổi mụn đỏ ở lưng và phía trước ngực là dấu hiệu của bệnh gì?
- Khô nứt môi, mắt và tai lên mụn khi dùng Isotretinoin có ngưng thuốc được ngay không?