Cây đại hoàng chữa được bệnh gì?

Cây đại hoàng là gì? Tác dụng của cây đại hoàng như thế nào? Đây là thắc mắc của không ít người. Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là rễ của cây đại hoàng (Rheum palmatum L. hoặc (Rheum officinale Baillon), là vị thuốc được sử dụng từ lâu trong Đông y. Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của cây đại hoàng.

1. Cây đại hoàng là gì?

Đại hoàng (có tên khoa học là Rhizoma Rhei) là một loại dược liệu đa dụng, sống lâu năm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Loại cây này mọc cao khoảng 1-3 m, được tìm thấy mọc ở vùng núi cao trên đất đá, đường mòn và khe nứt, giữa các tảng đá và gần các khe suối trong các hốc cụ thể, bãi cỏ hoặc sườn đá và ven rừng. Cây có thân mập, có sọc màu xanh lục và nâu, màu trắng đục hoặc hình răng cưa ở các đốt cao 1,5-2 m.

Lá gốc có 30 - 40 cuống lá dài và phiến dày. Lá dày, hình cầu, hình trứng rộng với 5-7 gân gốc, gốc hình sợi, lá có đỉnh tù. Các lá phía trên nhỏ hơn.

  • Hoa quả

Hoa của cây đại hoàng có hình cuống và màu tím sẫm. Hoa mọc thành chùm dài có màu tím, bao hoa nhỏ hơn và hình elip thuôn dài, thường ra hoa từ tháng sáu đến tháng bảy. Hoa phụ tiếp theo là quả hình trứng, hình elip rộng, lớn (0,5-1,5 cm) dài và màu tím với các cánh hẹp hơn, dày và có khía ở hai đầu. Bắt đầu thu hoạch hạt từ tháng 7 đến tháng 9.

2. Cây đại hoàng có tác dụng gì?

  • Sức khỏe phụ nữ: Nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy rằng đại hoàng giúp cải thiện các triệu chứng ở thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Đồng thời,
  • Làm sạch ruột kết: Đại hoàng có hoạt tính tẩy rửa giúp loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi đường ruột, hỗ trợ chữa bệnh tiêu chảy.
  • Chăm sóc da: Đại hoàng có hàm lượng chất làm se và kháng khuẩn cao, giúp điều trị hiệu quả các tình trạng da khác nhau như vết loét và vết bỏng.
  • Suy thận: Rễ đại hoàng được sử dụng giúp giảm bớt và ngăn chặn nguy cơ liên quan đến suy thận.
  • Chảy máu đường ruột: Vị thuốc này giúp chữa lành chảy máu do các tình trạng đường tiêu hóa. Cây đại hoàng có tác dụng kiểm soát chảy máu đường ruột và hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc đông máu.
  • Giảm mức cholesterol: Đại hoàng giúp giảm mức độ lipoprotein mật độ thấp. Sự hiện diện của cholesterol xấu dư thừa có tác động tiêu cực đến sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch. Việc bổ sung rễ đại hoàng vào chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ xơ cứng động mạch.
  • Sức khỏe kinh nguyệt: Đại hoàng có đặc tính chống viêm do chất tanin và anthraquinon, giúp kiểm soát chảy máu. Phụ nữ có thể sử dụng nó trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm bớt chứng chuột rút

Giảm nguy cơ ung thư: Đại hoàng chứa thành phần tanin và anthraquinones cung cấp các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm tổn thương do oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư. Sự hiện diện của anthraquinon giúp loại bỏ các tế bào khối u bằng cách ngăn chặn sự di căn. Emodin là một chất anthraquinon gây ra xu hướng tự sát ở các tế bào ung thư và ngăn chặn sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Nó ngăn chặn sự hấp thụ glucose của các tế bào ung thư và điều chỉnh màng của các tế bào này để giết chúng.

Cây đại hoàng
Cây đại hoàng là một loại dược liệu đa dụng, sống lâu năm và đang có nguy cơ tuyệt chủng

3. Các bài thuốc từ Đại hoàng

3.1. Trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: Đại hoàng (sao vàng) 9 gam, hậu phác 9 gam, chỉ thực 6 gam, hỏa ma nhân 15 gam.
  • Chế biến: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, uống khi thuốc còn ấm. Bạn nên sử dụng thuốc đến khi hết bị táo bón.

Liều dùng thuốc đại hoàng cho người bị táo bón mạn tính và táo bón do nghề nghiệp

  • Chuẩn bị: đại hoàng (sao vàng) 45 gam, đào nhân 20 gam, mộc hương 15 gam, chỉ thực 15 gam, sài hồ 15 gam, cam thảo 15 gam.
  • Chế biến: Nghiền các vị thuốc này thành bột mịn, thêm vào mật ong để làm viên hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6 gam hoặc uống ngày 1 lần 9 gam với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.

3.2. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù

  • Chuẩn bị: đại hoàng (sao cháy) 12 gam, hoàng cầm 12 gam, hoàng liên 12 gam.
  • Chế biến: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Bạn nên uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

3.3. Mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú

Chuẩn bị: đại hoàng tán thành bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra bạn có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, rồi bôi vào nơi bị bệnh.

3.4. Trị bỏng lửa

Chuẩn bị: Bạn dùng đại hoàng (sao cháy) nghiền thành bột mịn, sau đó thoa vào vết thương hoặc trộn đều với dầu khuynh diệp, rồi bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.

3.5. Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ

Chuẩn bị: đại hoàng 40 gam, 1 thăng giấm sắc để uống.

3.6. Trị chảy máu chân răng, hôi miệng

  • Chuẩn bị: đại hoàng (ngâm với nước vo gạo cho mềm) và sinh địa hoàng
  • Thực hiện: Bạn xắt hai vị 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau. Khi sử dụng, bạn nên kiêng nói chuyện, sau 1 đêm là khỏi. Nếu chưa khỏi thì bạn hãy làm lại.

3.7. Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ

  • Chuẩn bị: Bạn dùng bột đại hoàng trộn với giấm
  • Thực hiện: bôi vào vết mụn. Khi khô thì bạn thay cái mới và sử dụng thuốc cho đến khi khỏi.

3.8. Trị sưng vú

  • Chuẩn bị: đại hoàng 40 gam, phấn thảo 40 gam
  • Chế biến: tán thành bột, nấu với rượu ngon thành cao. Khi dùng, bạn bôi thuốc lên miếng vải và dán vào chỗ bị sưng. Trước khi dán thì bạn phải uống 1 muỗng với rượu nóng.

Liều dùng của đại hoàng có thể khác nhau với những bệnh nhân khác nhau, dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

Cây đại hoàng
Cây đại hoàng trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu

4. Các tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng đại hoàng

Đại hoàng có thể không an toàn và gây ra những tác dụng phụ. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tìm ra được liều dùng thích hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn có nhu cầu sử dụng bài thuốc này:

  • Những người bị viêm khớp, thấp khớp, sỏi thận, bệnh gút và tăng tiết nên thận trọng vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Tác dụng nhuận tràng của nó có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải.
  • Sử dụng rễ đại hoàng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về cân bằng nước và điện giải như mất kali.
  • Rễ đại hoàng gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn/nôn, khó chịu ở bụng, tổn thương thận và gan và phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

5. Những điều cần biết trước khi dùng đại hoàng

Bạn nên theo dõi các chỉ số điện phân trong máu và nước tiểu nếu như thường xuyên dùng vị thuốc này. Ngoài ra bạn nên theo dõi các dấu hiệu co giật, buồn nôn và nôn mửa. Nếu các triệu chứng này xảy ra thì bạn nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức. Bạn nên sử dụng đại hoàng với các loại thảo dược khác để phòng ngừa tham tàn.

Để hấp thu thuốc tốt hơn, bạn không nên uống sữa, các loại thuốc và thảo dược khác trong vòng 1 giờ từ lúc sử dụng đại hoàng.

Khi sử dụng đại hoàng để trị táo bón, bạn không nên dùng trong thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, vì trong đại hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột.

Bạn nên lưu ý rằng lá cây đại hoàng có thể gây nên co giật và tử vong nếu ăn phải. Nếu bạn ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín sẽ gây nên khó thở, nhiệt miệng và nóng cổ họng. Nếu trong vòng một giờ đồng hồ bạn không được cấp cứu, sẽ dẫn đến co giật, xuất huyết trong, hôn mê và cuối cùng dẫn tới tử vong.

Những quy định cho đại hoàng sẽ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định được độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đại hoàng nên phải cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan