Tác dụng của cây đuôi lươn

Cây đuôi lươn hay cỏ đuôi lươn là loại cây thân thảo rất dễ sống, chúng được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta. Cỏ đuôi lươn có thể chữa một số bệnh như vảy nến, nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, sưng đau ngoài da,... Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về tác dụng của loài cây này.

1. Cây đuôi lươn là cây gì?

Cây đuôi lươn (cỏ đuôi lươn) còn được biết đến với tên gọi khác là Bồn chồn, Điền thông, Thủy thông hay Đũa bếp. Cây này thuộc họ Cỏ đuôi lươn Philydraceae. Tên khoa học của cỏ đuôi lươn là Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Loại cỏ này có ngọn và cụm hoa giống như đuôi con lươn vì vậy mà có tên gọi cỏ đuôi lươn.

Cỏ đuôi lươn là loài thực vật dạng thân thảo, có hoa, dễ sống trên bất cứ môi trường nào như ao hồ, đầm lầy, đất phèn, ven sông, suối, trong vườn nhà hay đồng ruộng. Cây trường thành có chiều cao trung bình khoảng 0,35-1 mét, mọc thẳng đứng, có nhiều nhánh nhỏ mọc ra từ thân cây. Lông tơ màu trắng bao phủ thân cây, lông có nhiều nhất ở phía dưới cụm hoa.

Đặc điểm của lá cây đuôi lươn có hình gươm, ở đầu thuôn nhọn. Các lá có kích thước khác nhau, có lá rất to có chiều dài đạt 70cm, có lá lại nhỏ. Phía dưới gốc có khoảng 4 - 5 lá dài to, bao bọc lấy thân. Hoa cây đuôi lươn có màu vàng mọc thành cụm. Sau mùa hoa, cây ra quả nang, có lông mịn phủ bên ngoài

Cây đuôi lươn rất dễ sống, có thể dễ dàng tìm thấy ở một số tỉnh thành nước ta, như Bắc Ninh, Thừa Thiên- Huế, Bắc Giang, khu vực Nam Bộ.Loại cây này được trồng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Nhật Bản,Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Úc, ...

cỏ đuôi lươn
Cỏ đuôi lươn với đặc điểm có ngọn và cụm hoa giống đuôi lươn

2. Cây đuôi lươn có tác dụng gì?

Một số công dụng hữu ích của cây đuôi lươn đã được nghiên cứu bao gồm: giải nhiệt, giảm nóng trong, hóa thấp, tiêu độc, chống thủy thũng, kháng nấm. Tác dụng của cây đuôi lươn được nhiều người biết đến là dùng làm thuốc chữa bệnh nấm kẽ chân, thủy thũng, bệnh vảy nến, hắc lào, lở loét, sưng đau ngoài da dân gian thường dùng cây đuôi lươn này để chữa và rất có hiệu quả.

Có thể sử dụng toàn bộ cây cỏ đuôi lươn để làm thuốc. Khi thu hoạch xong, cây sẽ được cắt sát gốc lấy phần mọc trên mặt đất, sau đó rửa sạch. Bạn có thể dùng tươi hoặc phơi ngoài nắng cho khô. Để bảo quản được lâu dài, cỏ đuôi lươn khô thường được đóng gói hoặc bỏ vào các hũ có nắp đậy kín. Tránh để dược liệu trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ bị nấm mốc xâm nhập. Khi bạn muốn dùng trong dược liệu này hãy sắc uống với liều 10-15g/ngày. Nếu dùng ngoài, hãy cân nhắc liều lượng cho phù hợp với diện tích vùng cần điều trị.

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn

  • Trị nấm kẽ chân: Xay nhuyễn cỏ đuôi lươn tươi lấy nước cốt. Dùng nước cốt này để rửa ngoài kẽ chân bị nấm. Hãy rửa 3-4 lần/ngày.
  • Trị bệnh vảy nến, hắc lào: Rửa sạch cây đuôi lươn tươi rồi ngâm với nước muối. Sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 2-3 lần/ngày.
  • Điều trị và phòng ngừa bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh: Sử dụng cỏ đuôi lươn ở dạng khô dùng khoảng 15g. Đem sắc lấy nước đặc chia uống vào 3 buổi/ngày
  • Trị sưng đau, lở loét ngoài da:
  • Bài thuốc dùng ngoài: Giã nát cỏ đuôi lươn tươi, đắp trực tiếp hoặc vắt lấy nước thoa vào chỗ sưng đau. Dùng cỏ khô hoặc tươi nấu nước rửa chỗ tổn thương 3 - 4 lần trong ngày.
  • Bài thuốc uống trong: Lấy 10 - 15g cây cỏ đuôi lươn sắc nước uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi da hết lở loét, sưng đau.
cỏ đuôi lươn
Cỏ đuôi lươn được sử dụng trong một số bài thuốc Y học cổ truyền

4. Lưu ý khi sử dụng cỏ đuôi lươn

Với hình dáng bên ngoài cỏ đuôi lươn dễ bị nhầm lẫn với các cây có hình thái hoặc tên gọi tương tự, chẳng hạn như cây cô tòng đuôi lươn, chè đuôi lươn hay cây hoa mào gà trắng. Cần phân biệt rõ để tránh sử dụng nhầm dược liệu.

Các bài thuốc trên chủ yếu được dân gian áp dụng theo phương thức truyền miệng, chưa có tài liệu nghiên cứu sâu về giá trị chữa bệnh của loại cây này. Người bệnh nên thận trọng hỏi ý kiến từ thầy thuốc hoặc các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về tác dụng của cây đuôi lươn để chữa một số bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc này chủ yếu được dân gian truyền lại chưa có các công trình nghiên cứu sâu về tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • nhiễm H. pylori
    Nhiễm H.pylori và các bệnh da liễu, tự miễn

    Mặc dù nhiễm H. pylori thường liên quan đến các biểu hiện ở dạ dày, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng thu hút sự chú ý đến vai trò của nó đối với các bệnh ngoài dạ dày. Một ...

    Đọc thêm
  • thực quản
    Bệnh lý màng ngăn thực quản

    Bệnh lý màng ngăn thực quản là tình trạng rất ít người biết đến. Người có màng ngăn thực quản thường không thể ăn được thức ăn có kích thước lớn hoặc thức ăn rắn mà chủ yếu ăn lỏng ...

    Đọc thêm
  • Ulobetasol
    Công dụng thuốc Ulobetasol

    Ulobetasol là thuốc có tác dụng làm giảm sưng, ngứa và mẩn đỏ ở bệnh vẩy nến thể mảng, chàm da và viêm da phát ban. Vậy khi bị bệnh nên dùng thuốc như thế nào và cần lưu ý ...

    Đọc thêm
  • Bitanis
    Công dụng thuốc Bitanis

    Thuốc Bitanis có thành phần chính là Calcipotriol và Betamethason (bào chế dưới dạng Betamethason dipropionat). Thuốc thuộc nhóm thuốc bôi điều trị bệnh lý da liễu. Bitanis thường được chỉ định để giảm các triệu chứng bong tróc, đỏ ...

    Đọc thêm
  • thuốc Dermarest
    Tác dụng của thuốc Dermarest

    Thuốc Dermarest được sử dụng dưới dạng bôi tại chỗ nhằm điều trị cho các trường hợp mắc bệnh vảy nến vùng da đầu hoặc toàn thân. Thời gian sử dụng thuốc Dermarest sẽ được xác định cụ thể bởi ...

    Đọc thêm