Tác dụng của cây hàm ếch

Cây hàm ếch là loại thảo dược không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp, tiết niệu,... Bài viết sau sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc về cây hàm ếch và vai trò của nó trong y học.

1. Tìm hiểu về cây hàm ếch

Cây hàm ếch hay còn được biết đến với tên gọi trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu,... Tên khoa học là Saururus chinensis, tên dược là Herba Saururi chinensis. Loại cây này thuộc họ lá giấp (Saururaceae)

Hàm ếch thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc đứng, cao khoảng 30-80cm, không phân nhánh. Thân và lá cây có màu xanh, thân phân thành nhiều đốt, có gờ ở xung quanh. Lá to, hình trứng, mọc so le, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay hình tim. Cây ra hoa vào tháng 4 - 8 hằng năm. Hoa màu trắng, nhỏ, tạo thành chùm mọc thõng xuống ở ngọn cây.

Cây hàm ếch là loại cây ưa ẩm. Chúng thường mọc ở nơi ẩm ướt như ruộng, ven sông suối,... Hiện nay, chúng còn được trồng tại các hộ gia đình để làm rau thơm ăn kèm trong các bữa ăn. Ở Việt Nam, cây hàm ếch mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

cây hàm ếch
Đặc điểm nhận dạng của cây hàm ếch

2. Thành phần hóa học của cây hàm ếch

Cây hàm ếch chưa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau. Loại cây này có chứa một loại tinh dầu, trong đó có methyl-n-nonyl-ceton và myristicin. Thân, lá và hoa của cây chứa hyperin, quercetin, rutin. Ngoài ra, nó còn chưa các chất như aristolactam A II, daucosterol, acid elagic, corilagin. Cây hàm ếch còn có thành phần khác gồm acid glutamic, tryptophan, valin, serin, alanine, nhiều acid béo (acid palmitic, acid stearic, acid oleic và acid linoleic).

3. Cây hàm ếch chữa bệnh gì?

Cây hàm ếch là một loại thảo dược có vai trò quan trọng, tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Dưới đây là các tác dụng của cây hàm ếch trong điều trị bệnh lý:

  • Theo y học hiện đại: Dung dịch chiết xuất cây hàm ếch 50% có khả năng ức chế vi khuẩn thương hàn và nhóm Staphylococcus.
  • Theo Y Học Cổ Truyền: Cây hàm ếch là vị thuốc có vị ngọt, cay, tính hàn. Do đó, loài cây này có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, tiêu thũng. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để chữa các bệnh lý ngoài da, đau xương khớp, sỏi bàng quang, các chứng viêm như amidan hay đường tiết niệu....
cây hàm ếch
Trong Đông Y cây Hàm ếch có công dụng điều trị một số bệnh lý

4. Cách dùng và các bài thuốc chữa bệnh cây hàm ếch

Cây hàm ếch dùng để làm dược liệu. Liều dùng cho mỗi người là 15-30g/ ngày. Tuy nhiên liều lượng có thể thay đổi tùy vào thể trạng, bệnh lý và bài thuốc khác nhau. Để thu được kết quả điều trị cao, thầy thuốc thường kết hợp cây hàm ếch với nhiều vị thuốc khác nhau. Mỗi sự kết hợp sẽ mang lại một công dụng, giúp điều trị bệnh lý khác nhau.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây hàm ếch thường dùng:

  • Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Lấy một nắm lá hàm ếch, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng tổn thương và băng lại. Thực hiện trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày làm 3 lần và mỗi lần kéo dài 2 giờ.
  • Điều trị sỏi bàng quang: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm dây tơ hồng xanh, bòng bong, kim tiền thảo, cỏ tháp bút, mỗi loại 15g; cây hàm ếch khô 20g. Cho tất cả các thảo dược trên vào ấm, thêm 750ml nước và sắc đến khi lượng nước còn lại trong ấm khoảng 500ml. Lấy nước uống hằng ngày, mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày.
  • Điều trị khí hư bạch đới: Cây hàm ếch khô 60g, 70g thịt lợn nạc. Với bài thuốc này, có thể nấu canh cây hàm ếch với thịt lợn băm. Dùng 10 lần tiên tiếp, cách ngày lại làm canh ăn 1 lần.
  • Chữa chảy máu cam do nhiệt: 15g cây hàm ếch, rễ đỗ quyên 15g. Cho các thảo dược này vào ấm, thêm 700ml nước và sắc đến khi còn lại 250ml. Mỗi lần sắc chia 2 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.
  • Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Lấy 30g cây hàm ếch khô đun với 500ml nước. Uống hằng ngày thay cho trà, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần.

Cây hàm ếch là một vị thuốc có vai trò quan trọng. Nó có tác dụng thanh nhiệt, chữa các bệnh lý về xương khớp, bàng quang,... Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về cây hàm ếch và có thể sử dụng loại thảo dược này một cách hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây tu hú
    Tác dụng của cây tu hú

    Cây tu hú là loại cây có thành phần dược liệu cao ở vỏ thân, quả, lá và vỏ rễ, thường được dùng để chữa mụn nhọt, lở loét, đau bụng, bệnh lỵ, đau nhức xương khớp do phong thấp.

    Đọc thêm
  • Diêm sinh là gì?
    Diêm sinh là gì?

    Diêm sinh là vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y với nhiều công dụng khác nhau. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • kotisol
    Công dụng thuốc Kotisol

    Thuốc Kotisol chứa hoạt chất Paracetamol phối hợp với Tramadol. Thuốc được chỉ định trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Kotisol ...

    Đọc thêm
  • Đau nhức xương tay chân kèm ra nhiều mồ hôi có phải thiếu canxi không?
    Đau nhức xương tay chân kèm ra nhiều mồ hôi có phải thiếu canxi không?

    Chào bác sĩ, Em năm nay 22 tuổi. Em thường bị đau nhức xương 2 tay và 2 chân, mồ hôi ra rất nhiều. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau nhức xương tay chân kèm ra nhiều mồ hôi ...

    Đọc thêm
  • naburelax 750
    Công dụng thuốc Naburelax 750

    Thuốc Naburelax 750 được sử dụng giảm đau hạ sốt chống viêm thay cho một số loại thuốc người bệnh bị dị ứng. Khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để tránh ảnh ...

    Đọc thêm