Các huyệt vùng chi dưới

Các huyệt vùng chi dưới có nhiều tác dụng đối với bệnh lý liên quan đến toàn bộ vùng mông xuống đến ngón chân như đau khớp háng, liệt chi dưới, đau dây thần kinh tọa... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về huyệt vùng chi dưới cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan đến các huyệt này.

1. Huyệt Túc Tam Lý

Túc Tam Lýhuyệt chi dưới thuộc huyệt thứ 36 của Kinh Vị, hành Thổ và là huyệt Hợp. Đây là vùng huyệt quan trọng được ứng dụng để điều trị các bệnh liên quan đến Vị, đặc biệt là tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao. Bên cạnh đó, huyệt Túc Tam Lý cũng có khả năng hỗ trợ một số bệnh lý về mắt, bệnh thần kinh... khi kết hợp với một số huyệt vị khác. Nói chung, tuy Túc Tam Lý là huyệt vùng chi dưới nhưng có tác dụng trên toàn thân.

2. Tác dụng huyệt Túc Tam Lý

Huyệt Túc Tam Lý có tác dụng thông kinh lạc và khí huyết, điều trung khí, bổ hư nhược, phù chính bồi nguyên, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp...

Huyệt chi dưới này được chủ trị trong đau dạ dày, các vấn đề tiêu hóa như nôn mửa, táo bón, viêm ruột... Ngoài ra, huyệt Túc Tam Lý còn điều trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

2.1 Huyệt Phong Long

Huyệt Phong Long nằm trong nhóm các huyệt vùng chi dưới thuộc Kinh Vị, là huyệt Lạc thứ 40.

Tác dụng huyệt Phong Long. Huyệt Phong Long được chủ trị trong nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Đờm ho.
  • Khó thở, trướng ngực, hen suyễn.
  • Chóng mặt, đau đầu và choáng váng.
  • Cước khí.
  • Tê liệt chi dưới...

2.2 Huyệt Giải Khê

Huyệt Giải Khê là huyệt thứ 41, thuộc hành Hỏa và là huyệt Bổ của kinh Vị, đồng thời là nơi kinh Túc Dương Minh tụ khí. Huyệt chi dưới Giải Khê nằm ở phần lõm phía trên nếp gấp ở khớp cổ chân, giữa gân cơ của cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài của ngón chân cái.

Huyệt Giải Khê đặc biệt được chủ trị các vấn đề liên quan đến phần mềm ở quanh khớp cổ chân, trị teo cơ cẳng chân, viêm thận và thiếu máu não.

huyệt chi dưới
Phong long là một trong các huyệt chi dưới thường dùng

2.3 Huyệt Thái Bạch

Thái Bạch là huyệt vùng chi dưới thuộc hành Thổ, là huyệt Du và huyệt Nguyên thứ 3 của kinh Tỳ, nằm tại phần lõm ở phía sau, bên dưới đầu của xương bàn chân thứ nhất và ngay bên trên đường tiếp giáp giữa lằn da gan chân và mu chân ở bờ trong của bàn chân.

Huyệt Thái Bạch có tác dụng điều khí cơ, Ích Tỳ thổ và hòa trung tiêu, do đó, huyệt này được sử dụng trong nhiều bệnh lý như:

  • Sưng đau khớp ngón chân cái.
  • Trướng bụng, đau dạ dày, phù thũng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, nôn mửa...

2.4 Huyệt Âm Lăng Tuyền

Âm Lăng Tuyền là một trong các huyệt vùng chi dưới thuộc hành Thủy, là huyệt Hợp ở vị trí thứ 0 của kinh Tỳ. Huyệt Âm Lăng Tuyền nằm ở vùng lõm được tạo bởi bờ sau của đầu trên xương chày với đường ngang phần lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước, nằm tại mặt trong của đầu gối.

Huyệt Âm Lăng Tuyền có tác dụng nổi bật là điều hòa bàng quang và điều vận trung tiêu, bên cạnh đó có thể hóa thấp trệ, được chủ trị trong:

2.5 Huyệt Tam Âm Giao

Huyệt vùng chi dưới Tam Âm Giao là huyệt thứ 6 của kinh Tỳ, là phần giao hội của các kinh Can, Thận và Tỳ. Đây cũng là 3 kinh vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Huyệt Tam Âm Giao thuộc nhóm Lục Tổng Huyệt và Hồi Dương Cửu Châm.

Vì nằm trong nhóm Lục Tổng huyệt, huyệt Tam Âm Giao được chủ trị nhiều đối với bệnh lý ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, nhóm Hồi Dương Cửu Châm đồng thời là nhóm huyệt có khả năng hồi phục và nâng cao Dương khí con người.

Huyệt Tam Âm Giao cũng từ đó mà có nhiều tác dụng liên quan đến Bổ Âm, kiện Tỳ, khu phong, thông khí trệ, hóa thấp, điều hòa khí huyết và sơ Can - ích Thận.

2.6 Huyệt Huyết Hải

Huyết Hải là huyệt thứ 10 của kinh Tỳ, nằm ở mặt trước phía trong của đùi, ngay tại khe lõm giữa cơ rộng và cơ may, khi ấn vào gây ra cảm giác ê tức. Huyệt Huyết Hải được chủ trị trong các trường hợp như:

  • Phong ngứa, viêm da và các vấn đề da liễu.
  • Kinh nguyệt có tình trạng không đều hoặc rối loạn.
  • Tử cung xuất huyết

2.7 Huyệt Thái Khê

Huyệt Thái Khê thuộc huyệt Du, huyệt Nguyên và thuộc hành Thổ, là huyệt thứ 3 của Kinh Thận. Đây là một trong các huyệt chi dưới thuộc 14 yếu huyệt của “Châm Cứu Chân Tủy” có tác dụng nâng cao chính khí. Đồng thời, đây cũng là một trong một số ít huyệt quyết định khả năng sống chết của con người. Theo các chuyên gia về Y Học Cổ Truyền, dù các mạch khác đã mất, nhưng nếu mạch Thái Khê còn đập nghĩa là vẫn còn hy vọng cứu sống bệnh nhân.

Huyệt Thái Khê có tác dụng tráng dương, thanh nhiệt, tư thận âm và kiện gân cốt, do đó được chủ trị khi:

  • Đau răng, đau họng.
  • Liệt chi dưới.
  • Viêm bàng quang, viêm thận.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Di tinh.
  • Tiểu dầm...

2.8 Huyệt Thừa Sơn

Huyệt Thừa Sơn là huyệt chi dưới thuộc kinh Bàng Quang, vị trí 57, nằm ở giữa đường nối gót chân và huyệt Ủy Trung, phía dưới huyệt Ủy Trung khoảng 8 thốn.

Huyệt vùng chi dưới này có nhiều tác dụng về lương huyết, thư cân lạc và điều phủ khí, do đó có thể chủ trị bệnh lý như:

  • Co rút cơ bắp chân.
  • Đau thần kinh tọa.
  • Liệt chi dưới.
  • Đau gót chân.
  • Bệnh trĩ,
  • Sa trực trường...

2.9 Huyệt Côn Lôn

Côn Lôn nằm trong nhóm các huyệt vùng chi dưới thuộc kinh Bàng Quang, là huyệt Kinh thứ 60 và thuộc hành Hỏa.

Huyệt Côn Lôn có nhiều tác dụng, ví dụ như thông lạc, thư cân, khu phong, hóa thấp, bổ Thận và lý huyết trệ ở bào cung, do đó được chủ trị khi:

  • Khớp mắt cá hay phần mềm quanh khu vực này có hiện tượng sưng, đau.
  • Đau lưng, đau thần kinh tọa.
  • Liệt chi dưới.
  • Không xuống nhau thai...

Đặc biệt, đối với tình trạng tuyến giáp sưng, có thể phối hợp huyệt Côn Lôn và huyệt Phụ Dương để khắc phục.

huyệt chi dưới
Huyệt chi dưới có thể kể đến huyệt Côn Lôn

2.10 Huyệt Ủy Trung

Đặc tính của huyệt vùng chi dưới Ủy Trung là huyệt Hợp thuộc kinh Bàng Quang. Đây là huyệt thứ 40 của kinh này, có xuất phát từ kinh Biệt Bàng Quang và Thận, thuộc hành Thổ. Huyệt Ủy Trung thuộc nhóm các huyệt tả nhiệt khí trên toàn bộ tứ chi, gồm có thêm huyệt Vân Môn và huyệt Kiên Ngung.

Huyệt Ủy Trung có tác dụng thư cân, thanh huyết, tiết nhiệt, thông lạc và khu phong thấp. Huyệt chi dưới này được chủ trị trong nhiều bệnh liên quan đến:

  • Bắp chân co rút (hiện tượng chuột rút).
  • Khớp gối bị viêm.
  • Đau lưng hoặc đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa.
  • Liệt chi dưới.
  • Có thể trị trúng nắng khi phối hợp thêm các huyệt khác.

2.11 Huyệt Hoàn Khiêu

Huyệt Hoàn Khiêu là huyệt thứ 30 của kinh Đởm, là nơi hội giao của kinh túc Thái Dương và kinh túc Thiếu Dương. Huyệt này nằm trong nhóm Hồi Dương Cửu Châm, do đó có thể hồi phục Dương khí con người.

Huyệt Hoàn Khiêu có 2 tác dụng chính là tiêu khí trệ và thông kinh lạc, được chủ trị với:

2.12 Huyệt Dương Lăng Tuyền

Huyệt Dương Lăng Tuyền nằm ở vị trí 34 của kinh Đởm, là huyệt Hợp thuộc hành Thổ và là huyệt Hội của Cân.

Huyệt Dương Lăng Tuyền là huyệt vùng chi dưới có tác dụng thanh thấp nhiệt, thư cân mạch và khu phong tà. Huyệt này được chủ trị nhiều đối với các vấn đề:

  • Viêm khớp gối.
  • Đau lưng đùi.
  • Đau thần kinh gian sườn.
  • Viêm túi mật.
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn chua và ợ chua.
  • Liệt nửa người...

Có thể nói, nhóm các huyệt vùng chi dưới không chỉ tập trung điều trị nội bộ các vấn đề liên quan đến vùng mông, chân mà còn có tác dụng trên toàn thân với kết quả bất ngờ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan