Tác dụng của cây tu hú

Cây tu hú là loại cây có thành phần dược liệu cao ở vỏ thân, quả, lá và vỏ rễ, thường được dùng để chữa mụn nhọt, lở loét, đau bụng, bệnh lỵ, đau nhức xương khớp do phong thấp.

1. Đặc điểm cây tu hú

Cây găng tu hú hay còn được gọi là cây cây tu hú, Mây nghiêng pa, Găng tía, Găng trâu, Găng gai. Nó có tên khoa học là Catunaregam spinosa.

Cây tu hú là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, có chiều cao tối đa khoảng 8 mét. Thân cây tu hú có màu nâu, dọc thân có nhiều gai to, sắc nhọn. Cây tu hú có lá xoan ngược, bề mặt nhẵn và có lông mềm ở cả hai mặt của lá.

Cây thường ra hoa vào tháng 3 – 9 hàng năm, hoa cây tu hú có màu trắng hoặc sắc vàng lục, hình giống cái chuông. Cây tu hú ra quả thường bắt đầu từ tháng 3 – tháng 11. Quả có hình trứng hoặc hình cầu có kích thước gần bằng quả chanh.

Cây găng tu hú thường mọc hoang và hay được trồng làm hàng rào vì thân cây có nhiều gai. Dược liệu trong cây tu hú có ở quả, rễ, lá và vỏ thân cây. Đặc biệt, trong quả cây tu hú có chứa hàm lượng chất saponin tritecpenic và một số axit hữu cơ. Trong vỏ thân và rễ có chứa tanin và một ít saponin.

2. Công dụng và liều dùng của cây tu hú

Thông thường quả cây tu hú được dùng để giặt quần áo thay xà phòng đối với những loại vải không sử dụng được xà bông giặt như tơ lụa. Ở một số nơi, cây găng tu hú còn được dùng để duốc cá.

Một số bài thuốc có dùng vỏ thân và vỏ cành cây tu hú sắc lên uống để chữa tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra quả găng tu hú cũng được dùng để chữa mụn nhọt, lở loét

Trong thành phần của quả găng tu hú có thể kích thích co thắt cơ trơn trong ruột gây cảm giác buồn nôn, có thể gây sảy thai và tiêu diệt giun.

Vỏ quả cây tu hú có thể giúp bề mặt da săn lại, làm se tổn thương, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Chiết xuất từ vỏ rễ cây tu hú có khả năng diệt trùng.

Y học cổ truyền Ấn Độ dùng bột thuốc để làm dược liệu vì nó có tác dụng giảm sốt, chống đau nhức xương khớp khi bị thấp khớp, vỏ rễ sắc uống chữa đau bụng.

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng vỏ quả và rễ chữa cây để phong thấp, làm thuốc gây nôn, lá làm thuốc đắp chữa sưng đau. Nước sắc vỏ quả trị bệnh ngoài da. Cành non với mầm được giã đắp ngoài khu vực bị gai đâm giúp kích thích gai trồi ra ngoài.

Mặc dù cây găng tu hú có nhiều công dụng, tuy nhiên liều lượng sử dụng mỗi ngày chỉ cần 5 – 20g theo đường miệng bằng cách sắc uống hoặc tán bột hoặc có thể còn được bào chế làm thuốc đắp ngoài dưới dạng tươi hoặc bột dược liệu khô pha với nước.

Dược liệu từ cây găng tu hú thường được sử dụng để làm thuốc điều trị một số vấn đề sức khỏe như:

  • Chữa vết đốt côn trùng, rắn rết cắn:
  • Chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da
  • Chữa mệt mỏi, yếu sức ở phụ nữ sau sinh
  • Điều trị cho trẻ nhỏ mọc răng bị sốt, khó chịu trong người
  • Chữa đau xương cho các trường hợp đang bị sốt
  • Găng tu hú chữa đau bụng
  • Lấy dằm, gai đâm ra khỏi da
  • Chữa bệnh lỵ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày
  • Giảm đau nhức xương khớp cho người bị bệnh thấp khớp
  • Điều trị bệnh phong thấp bằng găng tu hú
  • Chữa tổn thương sưng đau
  • Bồi bổ sức khỏe, kích thích tiêu hóa, an thần, chữa mất ngủ, giảm mệt mỏi
  • Điều trị các vấn đề ngoài da
  • Chữa tắc kinh nguyệt, điều kinh

3. Lưu ý khi dùng cây tu hú

  • Cần lưu ý sử dụng dược liệu đúng liều lượng
  • Lượng thuốc sắc từ cây tu hú chỉ nên uống trong ngày vì để qua ngày có thể bị thiu và mất tác dụng của thuốc
  • Nếu dùng tươi để đắp lên vết thương thì nên rửa sạch bằng nước muối trước khi bào chế để tránh nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.
  • Không nên sử dụng dược liệu từ cây tu hú trong thời gian dài
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng.
  • Cần lưu ý không để nhầm lẫn cây tu hú với các thảo dược khác trong khi bài chế thuốc.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của cây tu hú. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây bông gạo
    Công dụng cây bông gạo

    Cây bông gạo còn được gọi là bông gòn, hoa gạo và rất thân quen với mỗi người dân Việt Nam. Cây gạo không chỉ mang lại bóng mát, mà còn có công dụng điều trị một số bệnh rất ...

    Đọc thêm
  • cây hàm ếch
    Tác dụng của cây hàm ếch

    Cây hàm ếch là loại thảo dược không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp, tiết niệu,... Bài viết sau sẽ thông ...

    Đọc thêm
  • 5-htp là gì
    5 - HTP có tác dụng gì khi chữa mất ngủ?

    Giấc ngủ là nhu cầu thiết yếu của cơ thể, để quá trình sống diễn ra bình thường phải có sự luân phiên của 2 trạng thái thức và ngủ. Ngày nay, do nhiều yếu tố tác động, việc đảm ...

    Đọc thêm
  • điều trị mất ngủ
    Cách giảm mất ngủ không dùng thuốc

    Để điều trị mất ngủ, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc ngủ. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc ngủ không những làm giảm mất ngủ mà còn có thể gây ra những nguy hại khôn lường. Vậy cách tự ...

    Đọc thêm
  • cây ba đậu tây
    Tìm hiểu công dụng cây ba đậu tây

    Nhựa cây ba đậu tây rất độc, nó có thể gây tổn thương mắt khi vương vào, tính xổ và gây nôn. Nhựa cây ba đậu tây thường được dùng để tiệt trùng, có nơi sử dụng để chữa bệnh ...

    Đọc thêm