Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh thường gặp gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người bệnh. Vậy bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không, có chữa được không,...cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

1. Tổng quan về viêm đa khớp dạng thấp

1.1. Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh gì?

Trước khi biết viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không, có chữa được không thì bạn cần biết được đây là bệnh gì? Theo đó, viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthritis) - một bệnh xương khớp thường gặp. Viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, thường gặp ở nữ tuổi trung niên với các biểu hiện khá điển hình.

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch - có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn/ virus bị suy giảm. Kết quả là thay vì chúng bảo vệ thì chúng lại tấn công các mô lành khiến bao hoạt dịch - màng bao quanh khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm dẫn đến việc phá huỷ sụn, xương. Các gân, dây chằng giữ khớp với nhau cũng dần trở nên yếu, giãn rộng, mất đi khả năng định hình, liên kết như ban đầu.

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở tay, cổ tay hay đầu gối. Khi tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc thì gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

1.2. Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp cũng đều chia thành các giai đoạn khác nhau. Việc xác định được các giai đoạn của bệnh giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Theo đó, viêm khớp dạng thấp chia thành các giai đoạn gồm:

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, RA khiến cho bạn gặp phải tình trạng:

  • Đau khớp;
  • Cứng khớp;
  • Sưng đỏ vùng khớp đang bị viêm;
  • Mô khớp bên trong sưng tấy.

Mặc dù chưa có tổn thương xương, tuy nhiên, màng hoạt dịch của khớp lúc này đã bị tổn thương.

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, RA có tình trạng nặng hơn. Lúc này, màng hoạt dịch của khớp bị viêm nặng, lan sang các sụn khớp. Khi sụn khớp bị tổn thương, bạn sẽ gặp phải các cơn đau khó chịu. Thậm chí, các cơn đau viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 2 này có thể khiến cho việc vận động của bạn bị hạn chế.

Ở giai đoạn 3, viêm khớp dạng thấp bắt đầu nghiêm trọng hơn. Nó không đơn thuần lan tới phần sụn mà còn tới phần xương. Sụn khớp - mô bao bên ngoài phần cuối của xương bị mòn, xương khi cọ xát do vận động, đi lại khiến bạn đau, sưng khó chịu. Ở một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 3 khiến họ mất hẳn khả năng vận động. Phần xương lúc này thậm chí đã biến dạng.

Giai đoạn 4: Giai đoạn này, các khớp đã dừng hoạt động. Bạn sẽ cảm thấy đau, cứng khớp, mất khả năng vận động. Thậm chí, các khớp không còn tác dụng, gây chứng dính khớp.

1.3. Đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp

Những đối tượng sau đây dễ bị viêm khớp dạng thấp:

  • Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần nam giới);
  • Tuổi trung niên;
  • Gia đình có người từng bị viêm khớp dạng thấp;
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại;
  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì.

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng kể trên, bạn dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn.

1.4. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị viêm khớp dạng thấp gồm:

  • Sưng khớp;
  • Đau khớp;
  • Nóng ở khớp.

Viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ. Điển hình nhất là khớp ngón tay, ngón chân. Sau khi bệnh tiến triển nặng bắt đầu lan đến các khớp lớn hơn gồm cổ tay, đầu gối, mắt cá,...

Ngoài ra, có khoảng 40% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có các biểu hiện khác như:

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng. Những ảnh hưởng mà bệnh gây ra với sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh là rất lớn.

2. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh. Mức độ ảnh hưởng không chỉ là sức khoẻ, sinh hoạt mà còn cả chất lượng cuộc sống. Thậm chí người bị viêm khớp dạng thấp còn phải sống lệ thuộc vào người thân do việc di chuyển khó khăn, mất khả năng vận động. Theo đó, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng

Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn có thể phải đối mặt với các tình trạng nhiễm trùng cao hơn do phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. Viêm khớp dạng thấp có liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể.

  • Biến chứng mắt

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Bệnh có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến mắt. Thậm chí, nếu như không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể khiến bạn mất đi khả năng nhìn, gây mù loà.

  • Biến chứng phổi

Viêm khớp dạng thấp có liên quan đến hệ miễn dịch. Bạn có nguy cơ bị tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ tăng áp trong phổi cao hơn dẫn đến nguy cơ sẹo phổi.

  • Biến chứng tim mạch

Viêm đa khớp dạng thấp có thể gây biến chứng đến tim mạch. Nguy cơ xuất hiện tình trạng đột quỵ, hay các cơn đau tim đe dọa đến tính mạng ở những người bị viêm khớp dạng thấp thường cao hơn.

  • Biến chứng mạch máu

Viêm khớp dạng thấp làm giảm kích thước mạch máu, ngăn chặn sự lưu thông máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

  • Loãng xương

Khi bị viêm khớp dạng thấp, việc bạn sử dụng thuốc điều trị có thể làm cho mật độ xương giảm. Hơn nữa, các triệu chứng đau nhức, sưng tấy khi bị bệnh khiến việc vận động hạn chế. Điều này làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.

  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Hệ miễn dịch thay đổi ở những người bị viêm đa khớp dạng thấp khiến cho nguy cơ bị ung thư hạch và các ung thư khác tiến triển.

  • Tổn thương dạ dày

Những cơn đau, sưng tấy, viêm do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra khiến bạn phải sử dụng các thuốc điều trị dạng kháng viêm có chứa Corticoid, chống viêm không steroid. Các thuốc này sử dụng lâu dài có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

3. Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh nguy hiểm vậy bệnh này có chữa được không? Theo đó, viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tuy không điều trị được triệt để, nhưng có những phương pháp khác nhau giúp điều trị mang lại hiệu quả cao.

Trước khi điều trị, bác sĩ cần tiến hành các bước chẩn đoán bằng việc:

  • Kiểm tra xương khớp tổng quát;
  • Thăm khám lâm sàng;
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng.

Sau khi có kết quả cụ thể về tình trạng, giai đoạn viêm khớp dạng thấp thì bác sĩ sẽ có những phương án điều trị thích hợp gồm:

3.1. Điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp có chữa được không? Bệnh có thể được điều trị, phổ biến là nội ngoại, kết hợp nghỉ ngơi. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc thường với mục đích giảm đau, kháng viêm. Các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định như:

  • Aspirin;
  • Ibuprofen;
  • Naproxen;
  • Prednisone.

Thuốc giảm đau gây nghiện cũng có thể được kê cho người bị viêm khớp dạng thấp. Một số thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc sinh học, thuốc ức chế JAK,... cũng có thể được kê cho người bị viêm đa khớp dạng thấp.

3.2. Điều trị hỗ trợ

Ngoài điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc, bác sĩ cũng có thể chỉ định các biện pháp hỗ trợ khác gồm:

  • Vật lý trị liệu;
  • Dụng cụ hỗ trợ (đeo nẹp, giá đỡ...);
  • Châm cứu;
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ này giúp nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

3.3. Phẫu thuật

Viêm khớp dạng thấp có chữa được không? Các chuyên gia cho hay, với các đối tượng dùng thuốc, các biện pháp hỗ trợ nhưng không cản thiện. Lúc này, phương án phẫu thuật có thể được đưa ra gồm:

  • Phẫu thuật ngón tay, bàn tay, cổ tay;
  • Nội soi khớp;
  • Thay khớp.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm, điều trị khó khăn khi chưa có biện pháp điều trị triệt để. Do đó, bạn cần có các biện pháp tầm soát, phòng ngừa, chữa trị viêm khớp dạng thấp sớm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

163 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan