Điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách và chống tái phát như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Duy - Bác sĩ Ngoại thần kinh - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiều bệnh nhân vào viện với tình trạng đau xương khớp và được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm. Vậy điều trị như thế nào để thoát vị đĩa đệm không còn là nỗi lo? Bài viết dưới đây sẽ trình bày các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách cũng như cách phòng chống bệnh tái phát.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, thuộc cấu trúc của cột sống. Đĩa đệm gồm hai thành phần chính là nhân nhầy đĩa đệm (nằm giữa) và bao xơ đĩa đệm (nằm ngoài, bao quanh nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát khỏi vị trí bình thường do rách bao xơ đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn vào tủy sống hay các rễ thần kinh, gây đau nhức, yếu 1 hoặc 2 chân, tê bì tay chân. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào, nhưng phổ biến nhất là đoạn thắt lưng và đoạn cổ.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách

Thoát vị đĩa đệm nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng như: đau mạn tính, hạn chế vận động, teo cơ, tổn thương rễ thần kinh, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Tùy vào giai đoạn thoát vị đĩa đệm, mức độ tổn thương, triệu chứng,... mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có thể được chia thành hai nhóm:

  • Điều trị bảo tồn: nội khoa, vật lý trị liệu, châm cứu,...
  • Điều trị can thiệp: phẫu thuật lấy nhân nhầy thoát vị, thay đĩa đệm nhân tạo,... hay các phương pháp ít xâm lấn như tiêm thấm ngoài màng cứng, đốt bằng sóng cao tần,...

2.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) thường được áp dụng trong hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm có triệu chứng. Mục đích của điều trị nội khoa là giúp bệnh nhân giảm đau, hết tê bì, dị cảm, phục hồi chức năng vận động, giảm viêm do chèn ép thần kinh.

Một số thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm có thể kể đến:

2.2. Các bài tập vận động, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Một số bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cải thiện cơn đau nhức hiệu quả. Bệnh nhân cũng có thể thực hiện các bài tập phù hợp tại nhà để hỗ trợ giảm đau, giúp xương khớp tăng độ dẻo dai. Các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, đạp xe khá phù hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Trong quá trình điều trị, nên tránh vận động mạnh hoặc chơi các môn thể thao như gym, golf, tennis, cầu lông, bóng đá, bóng rổ có thể ảnh hưởng đến cột sống.

2.3. Châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu là một kỹ thuật Y học cổ truyền được áp dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm. Châm cứu giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau, cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân. Bên cạnh châm cứu thì bấm huyệt cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng khi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và tổn thương nghiêm trọng rễ thần kinh, tủy sống, hoặc sau khi thất bại với điều trị bảo tồn trước đó.

Mục đích của phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là loại bỏ nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, từ đó giảm đau hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật lấy nhân đệm vi phẫu. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật, một số phương pháp phẫu thuật mới – phẫu thuật nội soi, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – đang dần trở nên phổ biến với kết quả rất khả quan.

2.5. Phương pháp ít xâm lấn

Bên cạnh phẫu thuật (phương pháp xâm lấn), một số phương pháp ít xâm lấn khác cũng được đề xuất trong điều trị thoát vị đĩa đệm như tiêm thấm ngoài màng cứng hay sóng cao tần. Kết quả điều trị cho thấy các phương pháp này có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, tránh phải can thiệp phẫu thuật trong một số trường hợp.

2.6. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Bên cạnh các biện pháp điều trị, một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, ví như hoạt chất Has II. Đây là hoạt chất đã được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu và đánh giá có tác dụng khôi phục vòng sợi - bao sơ trên người bệnh thoát vị đĩa đệm.

3. Phòng tránh tái phát thoát vị đĩa đệm

  • Bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng, không nên khom cúi người hoặc ngồi xổm.
  • Duy trì cột sống ở tư thế thẳng sinh lý, không kê gối cao, không nằm đệm quá mềm. Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng sẽ được chỉ định mang đai để cố định cột sống.
  • Không mang vác đồ một bên mà phải phân đều hai bên. Không mang vác đồ nặng. Nếu cần thiết phải làm thì phải biết các tư thế thích hợp như gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người, không để vặn cột sống.
  • Tập các bài tập phù hợp với tình trạng thoát vị đĩa đệm và thể trạng của bệnh nhân, nhằm tăng sự dẻo dai.
  • Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Không nên mang giày, gót cao trên 5cm.
  • Phòng tránh các nguy cơ chấn thương gây ảnh hưởng đến cột sống.
  • Cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thức ăn giàu canxi. Không dùng các chất kích thích như rượu bia, không hút thuốc lá.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa và nhân nhầy dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì thế, cần thiết phải chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời để tránh việc bệnh tiến triển nặng. Vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị tiêu chuẩn trong thoát vị đĩa đệm đơn thuần. Kết quả cho thấy, bệnh nhân ít đau, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn và phục hồi nhanh. Đây là phương pháp có khả năng thành công cao và mang lại lợi ích toàn diện cho người bệnh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay có đủ trang thiết bị để thực hiện phương pháp vi phẫu thoát vị đĩa đệm, bác sĩ chuyên khoa được đào tạo trong và ngoài nước có nhiều năm kinh nghiệm có thể giúp bệnh nhân điều trị với kết quả tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Cartilamine
    Công dụng thuốc Cartilamine

    Cartilamine thuộc nhóm thuốc hỗ trợ hạ sốt, giảm đau, điều trị Gút và bệnh lý xương khớp. Cartilamine thành phần chính là Glucosamine sulphate potassium chloride với hàm lượng 296mg Glucosamine. Thuốc Cartilamine đóng trong hộp 3 vỉ x ...

    Đọc thêm
  • Nữ giới thoái hóa xương khớp điều trị như thế nào?
    Nữ giới thoái hóa xương khớp điều trị như thế nào?

    Mẹ tôi đang bị thoái hóa xương khớp ở nhiều vùng nhưng gây đau nhất là vùng thắt lưng. Tôi đưa mẹ đi khám thì bác sĩ cũng chỉ kê cho thuốc giảm đau. Tôi có nghe nói đến phương ...

    Đọc thêm
  • arthromine
    Công dụng thuốc Arthromine

    Arthromine là thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng liên quan đến các bệnh thoái hoá của xương và khớp. Việc tìm hiểu những thông tin về loại thuốc này trước khi sử dụng là điều vô ...

    Đọc thêm
  • diraxib Capsule
    Công dụng thuốc Diraxib Capsule

    Thuốc Diraxib Capsule có thành phần chính là Diacerhein hàm lượng 50 mg. Diraxib Capsule công dụng trong điều trị các trường hợp bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp. Nắm các thông tin cơ bản của thuốc Diraxib Capsule ...

    Đọc thêm
  • Beemenocin
    Công dụng thuốc Beemenocin

    Thuốc Beemenocin là thuốc điều trị xương khớp, thuộc nhóm thuốc chống viêm và chống thấp khớp không steroid. Cụ thể thuốc có tác dụng và liều dùng ra sao? Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin về ...

    Đọc thêm