Hướng dẫn bằng hình ảnh để giảm đau lưng

Đau thắt lưng hay đau lưng ở vùng thấp sẽ xuất hiện trong một thời điểm nào đó của cuộc sống. Hầu như tất cả chúng ta đều gặp phải đau nhức như vậy. Nhưng để giảm đau lưng dưới, các bác sĩ đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân. Vậy nguyên nhân nào là gì và giải pháp nào sẽ giúp vấn đề đau thắt lưng được cải thiện?

1. Bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu nào cảnh báo đau lưng?

Đối với căn bệnh đau thắt lưng, các cơn đau sẽ không có biểu hiện đau rõ rệt lúc mới mắc. Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm giác cơn đau âm ỉ hoặc có gì đó đâm vào vùng thắt lưng. Lâu dần cường độ các cơn đau sẽ gia tăng và bạn gặp phải khó khăn khi di chuyển và giữ lưng ở trạng thái thẳng.

Khi vấn để đau thắt lưng đạt mức độ cấp tính, cơn đau sẽ bất chợt đến khiến bạn bị cản trở trong mọi công việc. Đồng thời bê vác, lao động nặng hay chơi thể thao quá sức cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Vì vậy bạn cần chú ý đến sức khỏe cá nhân để tránh các tai nạn vùng lưng do hoạt động mạnh hay quá sức.

Cơn đau thắt lưng được coi là mãn tính khi tình trạng đau nhức đã kéo dài hơn 3 tháng và không có dấu hiệu giảm bớt. Ngoài ra nếu bạn xuất hiện đau nhức dài trong suốt 3 ngày thì hãy kiểm tra sớm. Đây có thể là dấu hiệu giúp bác sĩ đưa ra phương án giảm đau lưng dưới hiệu quả.

Một số trường hợp bạn cần chú ý những vấn đề gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu như bạn xuất hiện đau lưng sau khi gặp tai nạn hay bị chấn thương vùng lưng thì nên kiểm tra sức khỏe để loại trừ. Bạn nên chú ý đến các biểu hiệu lưng đau đi kèm cùng chân tay run, sốt, đau nhức khi đi tiểu hay ho. Ngoài ra vấn đề về ruột và bàng quang cũng khiến tình trạng đau thắt lưng xấu đi cần được chú ý chăm sóc kịp thời.

Khi vận động nhiều bạn sẽ gặp phải vấn đề căng cơ và sau đó cần thả lỏng để giúp cơ thể thư giãn lấy lại trạng thái cân bằng. Đôi khi việc căng cơ ở vùng lưng lại là một mối nguy hiểm cần cẩn trọng. Lớp đệm mô mềm giữa các đốt sống có vai trò giúp mọi hoạt động cơ thể dễ dàng. Tuy nhiên nếu căng cơ chúng sẽ có thể bị ảnh hưởng dẫn đến chèn ép các dây thần kinh. Hiện tượng này trong y học được gọi tên là đau thần kinh tọa. Cơn đau của chứng này sẽ kéo dài từ mông xuống chân làm cho bạn khó khăn đi lại được.

2. Nguyên nhân xuất hiện chứng đau thắt lưng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đau thắt lưng xuất hiện. Một trong số đó phải nhắc đến chính là do công việc bạn chưa sắp xếp hợp lý. Với công việc lao động cần mang vác thì nguy cơ đau thắt lưng sẽ xảy ra nhiều hơn do bạn nâng vật nặng dễ bị vặn cột sống hay sai tư thế. Thêm vào đó việc ngồi làm việc quá lâu và tư thế lưng không đúng cũng sẽ dẫn đến đau mỏi vùng thắt lưng và lan tới bả vai.

Ngoài mang vác vật nặng thì chiếc túi xách cũng có thể là nguyên nhân cần chú ý. Việc bạn đeo túi xách hay balo quá nặng sẽ khiến trọng lượng dồn lên lưng một lúc quá nhiều. Chính nguyên nhân này làm cho chứng đau thắt lưng xuất hiện và trở nặng dần không kém việc mang hay nâng vật nặng.

Rèn luyện thể thao là một bộ môn tăng cường sức khỏe được nhiều hiệp hội công nhận. Tuy nhiên đó cũng không hoàn toàn là phương án tối ưu. Đôi khi việc tập luyện không đúng hướng dẫn sẽ làm bạn dễ bị sai tư thế và dẫn đến đau nhức vùng thắt lưng. Nếu bạn không vận động đều đặn thường xuyên thì nguy cơ xuất hiện cơn đau sẽ tăng cao và khó khăn để giảm đau lưng.

Dù vì nguyên nhân nào thì chúng ta cũng phải công nhận nguyên nhân sâu xa nhất là do bạn không có tư thế đúng. Khi còn nhỏ chúng ta có thể gặp vấn đề gù lưng do ngồi học hay đeo balo quá nặng. Khi lớn lên những tư thế bị sai sẽ khó nắn lại khiến cơn đau nhức ngày càng rõ rệt. Đồng thời trong các hoạt động đi lại bạn cũng cần chú ý đến dáng đi và độ thẳng lưng đủ với tiêu chuẩn.

Cột sống là tập hợp nhiều đốt ghép lại và ở giữa các đốt cột sống là đĩa đệm có chứa gel giúp chúng không va chạm tổn thương nhau. Khi bị chấn thương hay tai nạn bạn sẽ dễ bị mòn lớp gel giữa các đốt sống hoặc chúng giảm công dụng dần do lão hóa. Lớp đĩa đệm mòn dần yếu đi khiến đau nhức ngày càng làm bạn hoạt động khó khăn. Triệu chứng này được gọi tên là thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn bằng hình ảnh để giảm đau lưng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau lưng và người bệnh nên tìm cách giảm đau lưng

Bạn sẽ không thể giảm đau lưng nếu khiến tình trạng đó trở nên mãn tính. Thậm chí một số bệnh mãn tính kể sau đây cũng là nguyên nhân khiến vấn đề đau thắt lưng trở nên trầm trọng hơn.

  • Hẹp ống sống là tình trạng không gian xung quanh tủy sống bị thu hẹp lại. Khi gặp vấn đề này, áp lực sẽ liên tiếp dồn lên dây thần kinh cột sống. Lâu dần những đau nhức lan rộng và khiến vùng lưng dưới đau nhức mỏi
  • Viêm cột sống dính khớp khiến cho các vùng xung quanh bị lan rộng chỗ viêm. Sau đó sẽ bắt đầu dẫn đến đau lưng, khi tình huống xấu đi các đốt cột sống sẽ bị va chạm vào đốt lân cận khiến đau nhức gia tăng và có nguy cơ tổn thương xương.
  • Đau cơ xơ hóa là khiến cơn đau lan rộng đến vùng lưng dưới. Ngoài ra bạn sẽ đau nhức ở cơ và một số bộ phận khác chứ không chỉ riêng vùng lưng.

3. Những đối tượng nên chú ý phòng tránh để giảm đau thắt lưng

Độ tuổi phổ biến được phát hiện xuất hiện đau thắt lưng là sau 30. Đây chỉ là con số thống kê mang tính tương đối, thực tế nếu sức khỏe cùng sinh hoạt không điều độ bạn sẽ bị đau nhức sớm hơn. Và khi tuổi càng lớn mức độ đau nhức cũng như mức độ nghiêm trọng tăng theo.

Để xác định đúng những đối tượng có nguy cơ trước tiên bạn cần nắm được lý do mà nhóm đối tượng đó bị đau lưng:

  • Thừa cân béo phì là một vấn đề thường gặp ở nhiều bệnh chứ không riêng đau lưng. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm cho những đốt sống khó khăn để giữ thăng bằng. Khi chúng phải hoạt động quá sức thì nguy cơ đau lưng sẽ xảy ra.
  • Người ít vận động sẽ khó sở hữu một cơ thể dẻo dai. Đồng thời bạn không duy trì thể thao sẽ khiến khớp xương không có độ đàn hồi hay khả năng bảo vệ theo phản xạ tự nhiên. Khi cơ thể không uyển chuyển nguy cơ đau nhức là đương nhiên thậm chí bạn còn dễ gặp tai nạn tổn thương nghiêm trọng cho xương.
  • Người hay mang vác hoặc nâng vật nặng rất dễ mắc phải chứng đau mỏi lưng hông. Nếu họ luôn phải làm việc trong môi trường đó thì sẽ rất khó để cải thiện các cơn đau nhức.
Thừa cân béo phì đau lưng
Người bị thừa cân béo phì nên tìm hiểu các phương pháp giúp giảm đau thắt lưng

4. Chẩn đoán đau thắt lưng

Đau thắt lưng có dấu hiệu đau nhức vùng thắt lưng. Tuy nhiên, đau lưng lại là dấu hiệu của nhiều triệu chứng khác nên bác sĩ sẽ chú ý đầu tiên đến nguồn gốc của những cơn đau nhức này.

Khi khám và kiểm tra bạn nên mô tả cụ thể cho bác sĩ những cơn đau cùng thời điểm chúng xuất hiện. Đồng thời bạn hãy liệt kê ra những triệu chứng hay tiền sử bệnh mãn tính của cơ thể để bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh.

Những trường hợp không thể xác định rõ nguyên nhân bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chụp X-quang, CT hay MRI để kiểm tra thật kỹ trước khi thực hiện điều trị.

5. Lưu ý giúp giảm đau thắt lưng hiệu quả

Đau thắt lưng có thể cần sự trợ giúp của bác sĩ hoặc không. Trong trường hợp cơn đau được kiểm soát có thể chăm sóc tại nhà bạn nên thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.

Đầu tiên, với các cơn đau bạn luôn cần thư giãn thả lỏng giúp cơ thể dễ chịu thoải mái hơn. Các phương pháp trị liệu tại nhà như đệm sưởi, ngâm nước ấm sẽ giúp bạn giảm đau lưng hiệu quả. Lưu ý phương pháp này nên được tham khảo trước với bác sĩ và tình trạng đau nhức chưa quá nặng mới có kết quả.

Một số ý kiến cho rằng bạn không nên nằm một chỗ mà hãy hoạt động để giảm đau thắt lưng. Khi đau lưng phần lớn bệnh nhân đều muốn nằm trên giường không chịu hoạt động, vô tình thói quen đó đã khiến cơ thể yếu dần và đau nhức lại tăng thêm.

Khi đau lưng bạn có thể bị căng cơ hay tắc nghẽn do các dây thần kinh bị chèn ép. Hãy chú ý nghỉ ngơi 1 - 2 ngày trên giường để cơ thể thư giãn. Nếu bạn nghỉ ngơi lâu hơn thì cơ thể sẽ thụ động và trở nên thô cứng khiến việc đau lưng và tổn thương cột sống xảy ra khi hoạt động lại. Vì thế hãy kết hợp giữa nghỉ ngơi và tập luyện để cải thiện tình trạng đau thắt lưng.

Yoga là một bài tập được nhiều người chọn lựa để duy trì sức khỏe. Một số nghiên cứu đã nhận ra rằng 3 tháng tập yoga có thể làm giảm đau lưng dưới. Tuy nhiên không phải tất cả người tập đều mang lại hiệu quả như nhau. Nhưng phần nào cường độ cơn đau sẽ giảm dần nếu bạn duy trì luyện tập.

Các bài tập yoga cũng có thể trở thành nguyên nhân làm tăng đau lưng dưới. Vì thế khi chọn tập yoga bạn cần học theo chuyên gia. Bài tập có sự hướng dẫn của chuyên gia sẽ giảm chấn thương ngoài ý muốn cho người tập.

Vặn cột cốt hay thoát vị đĩa đệm đều gây ra đau thắt lưng dữ dội. Để giảm đau lưng, các bác sĩ sẽ tiến hành nắn xương giúp các đốt xương trở về vị trí ban đầu. Phương pháp này chỉ thực hiện khi bác sĩ cho phép và bạn không nên tự ý dùng.

Với trường hợp đau lưng chuyển sang mãn tính thì liệu pháp giảm đau sẽ được ưu tiên. Bạn có thể kết hợp xoa bóp cùng luyện tập thể thao để kéo căng cơ. Các chuyên gia cũng cho rằng sự kết hợp này làm giảm đau lưng xuống mức thấp nhất để người bệnh có thể đi lại dễ dàng hơn.

Chữa đau lưng bằng châm cứu có thể mang lại hiệu quả không? Theo nghiên cứu phân tích thì người già châm cứu lại có hiệu quả giảm đau lưng cao hơn. Tuy nhiên ở trường hợp đau lưng mãn tính thì châm cứu thực sự là một phương pháp điều trị.

Trong khi điều trị bằng các phương pháp bác sĩ yêu cầu, bạn cũng có thể được kê đơn thuốc giảm đau. Đây là một giải pháp giúp khống chế cơn đau để người bệnh có thêm động lực điều trị.

Khi đau lưng xuất hiện ở mức độ nặng các liệu pháp cơ bản không còn ảnh hưởng bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc vào lưng. Thủ thuật tiêm này sẽ làm cho dây thần kinh có cảm giác và hoạt động tốt hơn. Sau khi tiêm bạn có thể sẽ giảm được đau nhức ở lưng.

Đến khi các vấn đề đau nhức đạt đỉnh điểm mọi giải pháp không còn thể giải quyết bác sĩ sẽ suy nghĩ đến phương án thực hiện phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ được cân nhắc xác định theo nguyên nhân xuất hiện đau lưng. Để giảm đau bác sĩ sẽ có thể thực hiện phương pháp loại bỏ đĩa đệm hoặc hợp nhất 2 đốt sống lưng lại với nhau. Cách làm này nhằm mục tiêu mở rộng không gian cho tủy sống và tránh chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức.

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được tham gia một chương trình vật lý trị liệu để phục hồi chức năng đồng thời giúp lưng có thể quen lại với cuộc sống bình thường. Đồng thời chương trình này hướng đến sự cân bằng của toàn cơ thể sau điều trị.

Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, bạn nên lựa chọn những bài tập không khiến cơ thể quá mệt mỏi. Bạn có thể tham khảo bài tập giãn cơ, bài tập nâng cao sức bền và sức khỏe tim mạch. Đừng luyện tập quá sức hay chọn bài tập quá khó cơ thể sẽ không bị ức chế dẫn đến căng thẳng và gia tăng cơn đau nhức.

Người bệnh có thể tham vấn bác sĩ về một số phương pháp vật lý trị liệu giảm đau lưng
Người bệnh có thể tham vấn bác sĩ về một số phương pháp vật lý trị liệu giảm đau lưng

6. Chăm sóc sau điều trị giảm đau lưng

Sau khi giảm đau lưng bạn vẫn nên thực hiện tập luyện sức bền để nâng cao sức khỏe cho vùng lưng dưới. Các bài tập uốn dẻo gia tăng độ đàn hồi cũng như sự dẻo dai giữa bộ phận là một lựa chọn hợp lý. Khi các cơ được kéo giãn và có thể cử động thoải mái không đau nhức bạn sẽ cảm thấy sức khỏe cải thiện và quen dần lại nhịp sống cũ.

Dựa trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế bạn không thể tự ý chọn lựa bài tập giúp lưng giảm đau. Để đảm bảo an toàn cũng như luyện tập đúng cách bạn nên báo cho bác sĩ để được hỗ trợ.

Đối với người chưa từng hoặc đã từng đều không nên bỏ qua những phương pháp giảm đau thắt lưng sau:

  • Ổn định trọng lượng cơ thể giúp cho sức tải của xương sống không bị chèn ép. Ngoài ra cân nặng đẹp sẽ giúp chức năng các cơ quan khác trong cơ thể được duy trì ổn định.
  • Luyện tập thể thao mỗi ngày giúp giảm đau lưng và nhiều vùng khác. Cơ thể nên có thời gian vận động nghỉ ngơi hợp lý thì sức bền mới tăng và nâng cao sức khỏe khi tuổi cao.
  • Hãy chú ý khi dùng lực nâng vật nặng cần dồn vào đôi chân chứ không phải lưng. Nếu dùng lực từ lưng để nâng sẽ có thể làm bạn bị sai tư thế hoặc vặn cột sống dẫn đến đau lưng.
  • Cuối cùng là nơi làm việc cần khoa học và tốt cho cơ thể bạn nhất. Hãy đảm bảo bạn có chỗ ngồi làm việc thoải mái không dồn nhiều áp lực lên vùng lưng vai.

Dù bạn ở lứa tuổi nào đã từng hay chưa bị đau thắt lưng thì các vấn đề luyện tập cũng như cân đối công việc với cuộc sống là cần thiết. Việc làm này không chỉ giảm đau lưng dưới mà nó còn nâng cao chất lượng cuộc sống giúp bạn có tinh thần thực hiện nhiều công việc. Hơn thế, tinh thần làm việc tốt sẽ phát ra tín hiệu tích cực cho dây thần kinh dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương và lan ra khắp cơ thể. Sau cùng khi dây thần kinh không chịu chèn ép khí huyết lưu thông tốt thì hiệu quả giảm đau lưng sẽ dần lộ rõ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan