Khi nào cần chỉ định thuốc điều trị loãng xương?

Loãng xương là tình trạng bệnh đặc trưng bởi một khối lượng xương thấp tới mức làm cho xương trở nên giòn và có thể dẫn tới gãy xương. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả cũng như cách để phòng tránh căn bệnh này.

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng bệnh đặc trưng bởi một khối lượng xương thấp tới mức làm cho xương trở nên giòn và có thể dẫn tới gãy xương dù gặp những chấn thương rất nhẹ. Nguyên nhân là do mật độ canxi trong xương thưa dần, dẫn đến hiện tượng xương bị mỏng hay bị loãng khiến cho xương người bệnh bị yếu đi.

Loãng xương thường được phát hiện muộn vì bệnh thường tiến triển một cách âm thầm và không gây ra triệu chứng rõ rệt. Hầu như các trường hợp loãng xương được phát hiện khi xương gãy hay tình cờ phát hiện khi thăm khám bệnh lý khác.

Loãng xương là một trong những bệnh xương khớp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như gãy xương, xẹp lún đốt sống khi va chạm nhẹ, teo cơ, liệt, có thể gây tàn tật suốt đời,...

2. Phân loại loãng xương

Loãng xương được chia làm 3 nhóm chính như sau:

Loãng xương nguyên phát: Xuất hiện tự nhiên, không tìm thấy nguyên nhân nào khác ngoài tuổi già hoặc do tình trạng mãn kinh ở nữ giới. Cơ chế bệnh là do quá trình tạo cốt bào ở xương bị lão hóa gây ra sự mất cân bằng giữa việc hủy xương và tạo xương.

  • Loãng xương type 1 ( loãng xương sau mãn kinh): Thể này thường xuất hiện trong vòng 15-20 năm sau mãn kinh do giảm nội tiết tố estrogen và sự suy giảm của một số hormon và enzym, đặc trưng bởi mất chủ yếu xương xốp ( bè xương), thường gây ra gãy xương ở những vị trí có thành phần xương xốp cao như: gãy xẹp xương cột sống, gãy đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày.
  • Loãng xương type 2 ( loãng xương tuổi già): xuất hiện ở cả nam và nữ với tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Loại loãng xương này thường liên quan đến hai yếu tố là giảm hấp thu calci và giảm chức năng tạo cốt bào. Người bệnh mất chất khoáng ở cả xương xốp và xương đặc, biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống, gù lưng.

Loãng xương thứ phát

Một số nguyên nhân gây loãng xương thứ phát được đề cập dưới đây:

Loãng xương đặc biệt: Có thể gặp ở người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, thường là do di truyền, đột biến gen (bệnh tạo xương bất toàn,...).

3. Chẩn đoán loãng xương

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA

Chỉ số T-score:

  • T-score từ -1 SD trở lên: mật độ xương ở mức bình thường
  • T-score từ -1 SD đến -2,5 SD: thiếu xương.
  • T-score dưới -2,5 SD : loãng xương.
  • T-score dưới -2,5 SD kèm theo tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương: loãng xương nặng.

Loãng xương là bệnh xương khớp có tính chất toàn thân, nguyên nhân do chất lượng xương bị giảm, thoái hóa kết cấu vi thể của xương làm giòn xương, dễ phát sinh gãy xương.

4. Điều trị loãng xương bằng thuốc nào ?

Vậy khi nào cần chỉ định thuốc điều trị loãng xương? Chỉ định điều trị loãng xương bằng thuốc dựa vào triệu chứng bệnh, nguy cơ gãy xương của người bệnh và kết quả đo mật độ xương DXA cũng như các yếu tố khác. Các thang điểm đánh giá nguy cơ gãy xương như Fracture Risk Assessment Tool (FRAX) dự đoán xác suất gãy xương lớn (cổ xương đùi, cột sống, cẳng tay) hoặc gãy cổ xương đùi trong 10 năm ở đối tượng bệnh nhân không được điều trị. Nếu điểm FRAX vượt quá ngưỡng thì người bệnh nên điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số hạn chế đối với việc sử dụng thang điểm FRAX vì thang điểm này không tính đến các yếu tố như: tiền sử ngã, mật độ xương ở cột sống thắt lưng của người bệnh.

Một số thuốc điều trị loãng xương có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng:

  • Bisphosphonate (vd Pamidronate, Zoledronic acid): Thuốc ức chế hủy cốt bào hủy xương, giúp giữ canxi trong cấu trúc xương. Hiệu quả của thuốc là làm giảm đau ở bệnh nhân loãng xương do tạo xương bất toàn, giảm nguy cơ gãy xương. Tác dụng phụ của thuốc hiếm gặp, người bệnh có thể có cảm giác khó chịu, yếu cơ, tiêu chảy, xét nghiệm máu có thể hạ canxi, hạ phospho và hạ magie máu, vì vậy cần có chỉ định và giám sát của bác sĩ khi sử dụng thuốc
  • Calcitonin (biệt dược Calcimar, Miacalcic): Kết hợp với nhóm Bisphosphonate dùng cho những bệnh nhân bị gãy xương hoặc bị đau do loãng xương với liều lượng thường dùng 50 - 100UI/ ngày, kết
  • Calcium: 1-1,2g/ngày. Tác dụng không mong muốn là tăng Calci máu. Những người dùng Calci liều 1,2-1,5g/ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Vitamin D: 800-1000UI/ngày với những người trên 50 tuổi. Đối với người loãng xương nặng, mức điều trị có thể >1000UI/ngày. Ngộ độc vitamin D xảy ra khi sử dụng liều trên 4000UI/ngày, mục tiêu duy trì nồng độ 25(OH)D trong máu khoảng 30ng/ml.
  • Thuốc điều hòa lượng hormon nội tiết tố nữ như: Selective Estrogen Receptor (SERMs), Raloxifene ( Evista) thường chỉ định cho loãng xương nguyên phát type 1 ( loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh).
  • Kích thích tố tuyến cận giáp trạng Teriparatide ( Forteo): Dùng để điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh và nam giới có nguy cơ gãy xương cao.

Một số thuốc điều trị loãng xương khác:

  • Strontium ranelate (Protelos): nhóm thuốc này tăng cường tạo xương và ức chế hủy xương, dùng với liều lượng 2g/ngày. Tuy nhiên thuốc này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi những tác dụng phụ mà nó gây ra trên hệ tim mạch.
  • Deca-Durabolin và Durabolin: thuốc có tác dụng tăng quá trình đồng hóa.

Ngoài biện pháp điều trị bằng thuốc thì để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị loãng xương, người bệnh cần phải thực hiện việc điều trị lâu dài hơn.

  • Người bệnh cần phải theo dõi và tuân thủ tốt những chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
  • Đo mật độ xương định kỳ từ 1 - 2 năm/lần để đánh giá kết quả điều trị.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán mắc loãng xương cần được điều trị lâu dài trong vòng từ 3 - 5 năm. Sau khoảng thời gian đó cần được đánh giá lại tình trạng để đưa ra phương pháp điều trị tiếp theo.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ thêm về bệnh loãng xương cũng như phương pháp điều trị. Đối với những đối tượng nguy cơ cao thì việc tầm soát nguy cơ loãng xương rất cần thiết giúp chẩn đoán, điều trị sớm, giúp người bệnh hạn chế nguy cơ biến chứng do loãng xương gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan