Lưu ý với người cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng cần được phẫu thuật bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Kỹ thuật này giúp vết mổ nhỏ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, ít đau hơn sau phẫu thuật và phục hồi nhanh hơn. Vậy người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì?

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống được tạo thành từ 33 xương đốt sống (gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, xương cùng gồm 5 đốt dính nhau và xương cụt từ 3-5 đốt) có tổng cộng 23 đĩa đệm xen giữa các đốt sống (từ đốt cổ thứ 2 tới đốt sống cùng 1). Các đốt sống cung cấp sức mạnh cấu trúc, sự ổn định và bảo vệ cho tủy sống, các sợi thần kinh chạy trực tiếp vào thân não. Các đĩa đệm, được tạo thành từ sụn giống như cao su, dày, cung cấp sự linh hoạt, sự liên kết năng động của toàn bộ cột sống và khả năng hấp thụ sốc.

Lớp bên ngoài của mỗi đĩa đệm (lớp sợi xơ) bao quanh một lõi gel dày (nhân tủy), cho phép đĩa đệm bị ép, căng và xoắn theo cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp ngoài của đĩa đệm bị rách và cho phép nhân bên trong bị rò rỉ ra ngoài. Trong y học, "thoát vị" được định nghĩa là "sự nhô ra bất thường của một cơ quan cơ thể hoặc mô thông qua một lỗ hổng ở màng, cơ hoặc xương xung quanh của nó.")

Gel bị rò rỉ có thể gây kích ứng các dây thần kinh bên hoặc nếu nó bị rò rỉ (thoát vị) hoàn toàn ra khỏi nhân xơ, nó có thể nén, chèn ép và kích thích các dây thần kinh cột sống.

Hầu hết các đĩa bị trượt xảy ra ở phần lưng dưới. Phình đĩa đệm cũng thường gặp ở cổ. Các triệu chứng phổ biến nhất đi kèm với thoát vị đĩa đệm là đau, tê, ngứa ran và yếu có thể lan đến cánh tay hoặc chân gần nhất với khu vực bị ảnh hưởng. Đĩa đệm bị trượt ở lưng dưới có thể gây ra đau thần kinh tọa, cơn đau chạy từ cột sống đôi khi đến tận ngón chân.

2. Các lựa chọn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Chụp MRI là cần thiết để xác định vị trí và chẩn đoán chính xác một đĩa đệm thoát vị, vì không thể nhìn thấy rõ các mô mềm trên phim chụp X-quang. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cần hỏi các câu hỏi cụ thể về mức độ nghiêm trọng, nguồn gốc và các triệu chứng của cơn đau trước khi bắt đầu bất kỳ quá trình điều trị nào.

Đối với hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật. Điều này là do một số sự thật đã biết về đĩa đệm thoát vị:

  • Không phải tất cả các đĩa đệm thoát vị đều gây ra đau hoặc các triệu chứng.
  • Đau lưng có thể do chấn thương, tổn thương hoặc các vấn đề khác với các mô mềm khác, chẳng hạn như cơ, gân và dây chằng.
  • Phẫu thuật có thể có hiệu quả tương đương hoặc kém hơn so với thời gian, điều chỉnh cơ xương bên trong, cải thiện tư thế hoặc thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân hoặc tăng cường cơ lưng và cơ bụng.
  • Phẫu thuật có thể làm trầm trọng thêm vấn đề hoặc gây ra các biến chứng khác.
  • Trừ khi bệnh nhân đang bị các vấn đề nghiêm trọng, tàn tật, chẳng hạn như chân tay yếu đi nhiều do đĩa đệm bị tổn thương gây chèn ép rễ thần kinh nghiêm trọng (có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn), đột ngột mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, hoặc đau tê liệt.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ giống nhau bất kể vị trí của đĩa đệm thoát vị, nó xảy ra ở vùng cổ (cổ), lưng trên (ngực), hoặc vùng lưng dưới (thắt lưng).

3. Lưu ý trước khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm luôn phải được coi trọng. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên ở trong tình trạng thể chất tốt nhất có thể. Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

  • Ăn đúng cách: Dinh dưỡng tốt là chìa khóa để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung vitamin trong những tuần trước khi phẫu thuật. Điều này sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.
  • Lấy lại vóc dáng: Cơ bắp yếu và sức chịu đựng của tim mạch thấp khiến việc phục hồi sau phẫu thuật khó khăn hơn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để lên một lịch trình tập thể dục cụ thể và phù hợp với tình trạng của bạn trước và sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn đã tập thể dục thường xuyên, hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn chấp thuận thói quen tập thể dục của bạn, và sau đó duy trì nó!
  • Giảm cân: Đau lưng có thể khiến việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng trở thành một thách thức. Nếu bạn đang thừa cân, bạn nên giảm cân trước khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tại sao? Bởi vì trọng lượng cơ thể nhiều hơn sẽ làm căng cột sống và có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng cơn đau sau phẫu thuật. Nếu bạn cần giảm hơn 10 ki lô gram trước khi phẫu thuật, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp an toàn để giảm số cân không mong muốn đó.
  • Đừng hút thuốc: Bỏ thuốc ít nhất một tháng trước khi phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như các vấn đề về gây mê và viêm phổi sau phẫu thuật. Cuối cùng, những bệnh nhân bỏ thuốc lá làm tăng khả năng thành công của một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn nghĩ rằng việc bỏ thuốc lá có thể khó khăn đối với bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chương trình cai thuốc lá trong khu vực của bạn.

Nếu đang phải đối mặt với cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bạn nên tìm một bác sĩ giải phẫu thần kinh đáng tin cậy có thể hướng dẫn bạn trong quá trình phục hồi. Hiểu về những gì sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể giúp bạn tập trung vào quá trình hồi phục hoàn toàn và giúp bạn nhanh chóng và an toàn trở lại mức chức năng và hoạt động trước đó của mình. Với sự chăm sóc và phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thích hợp, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh trở lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

323 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan